Là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, Coca-Cola đã trở thành thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng nhờ danh mục sản phẩm đa dạng, chất lượng cùng các hoạt động truyền thông sáng tạo, truyền cảm hứng suốt hơn 30 năm qua. Đồng thời, thương hiệu cũng đóng vai trò tích cực trong việc triển khai các hoạt động thiết thực vì cộng đồng, đồng hành và phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam.
TP - Nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hướng tới tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Để đạt mục tiêu tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam cần tìm động lực mới, thoát bẫy thu nhập trung bình, tăng năng suất lao động.
TPO - GS.TSKH Nguyễn Mại chỉ rõ sự bất hợp lý trong ưu đãi đầu tư: “Chúng ta đang dành quá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp FDI, trong khi doanh nghiệp nội địa, lực lượng tạo ra công ăn việc làm cho hơn 80% lao động cả nước lại chưa được đối xử công bằng".
TPO - Hiện nay riêng động lực tiêu dùng và đầu tư đã đóng góp trên 90% cho tăng trưởng GDP. Trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó, cần có giải pháp kích thích và khơi thông được 2 động lực này. "Tuy nhiên, vấn đề bất cập hiện nằm ở chỗ cung tiền tăng lên nhưng vòng quay tiền chậm. Điều này khiến tiền đổ ra thị trường không đủ tốc độ để thúc đẩy tăng trưởng" - chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho hay.
TP - PGS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định, việc giao tăng trưởng cho các địa phương là mục tiêu phấn đấu, gỡ bỏ rào cản, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh để tạo tăng trưởng cao.
TPO - Thuế suất cao làm tăng giá bán hàng hóa từ Việt Nam, giảm sức cạnh tranh tại thị trường Mỹ và khả năng duy trì thị phần. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu giảm, có nguy cơ dẫn đến thâm hụt hoặc suy giảm thặng dư cán cân thương mại.
TPO - Dựa trên động lực mạnh mẽ được tiếp nối từ năm 2024 kết hợp với việc xem xét những rủi ro và tác động ngược từ các cuộc xung đột thương mại sắp tới từ Tổng thống mới của Mỹ, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%.
TPO - Đến năm 2029, với quy mô GDP dự kiến đạt 676 tỷ USD, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 33, vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Singapore (656 tỷ USD), Malaysia (594 tỷ USD).
TPO - Dù nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai của ông Trump có thể sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như lần đầu, nhưng VinaCapital nhận thấy rủi ro rất thấp rằng các chính sách thuế quan sẽ làm gián đoạn đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
TPO - Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tác động gì đến kinh tế Việt Nam? Giá vàng, tỷ giá đồng loạt giảm; CEO Ngân hàng Quân đội hát nhảy 'Bên trên tầng lầu' gây sốt; Thống đốc Ngân hàng nói về áp lực khi xảy ra rút tiền hàng loạt tại SCB; Đề xuất áp dụng giá điện 2 thành phần... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được xem là một đối tác hữu ích, giúp Mỹ thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ.
TPO - Trong quá trình vận động tranh cử, ông Donald Trump và bà Kamala Harris đưa ra chính sách kinh tế trái ngược nhau. Các nhà phân tích nhận định, kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày mai (5/11) có thể tác động đáng kể đến nền kinh tế nước này, theo đó là chính sách tiền tệ, lãi suất và đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Các nền kinh tế trên toàn thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng.
TPO - Trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành cần kiến tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển.
TPO - Theo các chuyên gia của VinaCapital, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất trước tiên là tin tốt, nhưng nền kinh tế Mỹ chậm lại có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của Mỹ đối với các sản phẩm “made in Vietnam" như: Máy tính xách tay, điện thoại di động và các hàng hóa khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện cam kết phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng, tiến tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Từ một nước nghèo, đói, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trở thành quốc gia tiệm cận mức thu nhập trung bình cao, là điểm đến của nhiều tập đoàn nước ngoài, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
TP - Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6 - 6,5%. Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hay nhiều tổ chức trong nước, quốc tế ủng hộ cho mục tiêu này. Tuy vậy, Việt Nam được khuyến nghị còn nhiều yếu tố cần cải thiện như đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (DN), dồn lực cho đầu tư công, xuất khẩu.
TPO - Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm nay tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6-6,5%. Dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều tổ chức trong nước, quốc tế ủng hộ cho mục tiêu này.
TPO - Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu bày tỏ lạc quan về kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) đạt mức cao nhất kể từ năm 2022.
TPO - Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 rất kiên cường và tích cực, trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức. Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều nước trên thế giới chỉ có thể mơ ước.
Có thể tiêu đề bài báo này gây băn khoăn với nhiều bạn đọc, nhất là trong bối cảnh số doanh nghiệp kỷ lục rời thị trường, công ăn việc làm khó khăn và tăng trưởng không đạt trong ba năm liên tiếp.
TPO - Chủ tịch EuroCham nhận định, dù kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phức tạp, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện khả năng phục hồi, linh hoạt. Đầu tư của châu Âu vào Việt Nam gia tăng, Nestlé Việt Nam vừa công bố "rót" thêm 100 triệu USD vào Đồng Nai.
TP - Năm 2024, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được đặt lên hàng đầu. Để đạt mục tiêu GDP ở mức 6 – 6,5%, giới phân tích cho rằng, tăng tốc thôi là chưa đủ, Việt Nam phải bứt phá.
TPO - Ngân hàng UOB của Singapore cho rằng, dù tăng trưởng quý II đạt 5,3% nhưng kết quả tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu sẽ kéo GDP cả năm giảm. Do đó, UOB hạ dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam xuống 5%, với giả định tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong quý IV tăng 7%.
TP - Là nền kinh tế có độ mở cao, mỗi khi thế giới “hắt hơi, sổ mũi”, kinh tế Việt Nam dễ bị “cảm cúm”. Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo có nguy cơ bước vào giai đoạn suy thoái ngắn hạn, Việt Nam được xem hứng chịu nhiều “cơn gió ngược”. Các chuyên gia đã chẩn bệnh, bốc thuốc nhằm giúp nền kinh tế tăng sức đề kháng.
TPO - Chuyên gia cho rằng, hơn 8% là mức tăng trưởng cao, phục hồi ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nhiều khó khăn như năm 2022. Con số về FDI và thương mại quốc tế cho thấy, các nhà đầu tư đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư, vị thế kinh tế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
TPO - Mặc dù bối cảnh toàn cầu còn nhiều bất ổn, song liên tiếp gần đây các tổ chức nước ngoài đều nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 và triển vọng tăng trưởng trong năm nay.
TPO - Theo các chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, nhà đầu tư có xu hướng sẽ tìm về hướng an toàn hơn, đầu tư lâu dài chứ không lướt sóng như trước.