Đấu khẩu các vấn đề lịch sử để lại
Nhật Bản và Trung Quốc dường như đã làm dịu được căng thẳng an ninh đỉnh điểm gần đây với sự đối chấp nóng bỏng tại Đối thoại Shangri-La và vụ áp sát giữa máy bay quân sự hai nước trên biển Hoa Đông trong các tuần qua.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã lại tiếp tục gây hấn nhằm vào sự xâm lược quân sự của Nhật Bản trong quá khứ, bằng việc đưa ra tài liệu về cuộc thảm sát Nam Kinh năm 1937 và “những phụ nữ giải khuây” (những phụ nữ bị ép làm nô lệ tình dục trong chiến tranh) trước Liên Hợp quốc.
Đặc biệt, Trung Quốc đang viện dẫn 11 tài liệu nêu những bằng chứng về các sự kiện trên ra UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc).
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho rằng, động thái này nhằm đáp lại quyết định của thành phố Minamikyushu (Nhật Bản) đã đề nghị ghi vào di sản ký ức của UNESCO những lá thư và di chúc của các phi công quyết tử của Quân đội Thiên hoàng trong Thế chiến thứ hai.
Nhật Bản cũng nhanh chóng đáp trả bằng việc Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Bắc Kinh đã “chính trị hóa” các vấn đề lịch sử nhạy cảm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc cần phải nỗ lực cải thiện mối quan hệ hai bên.
Ông này cho rằng vấn đề “hết sức đáng tiếc”, và rằng chính phủ đã soạn một công hàm ngoại giao phải đối Bắc Kinh đòi rút lui đề nghị của thành phố Minamikyushu.
Theo thời báo Japan Times, ông Suga cũng đã khẳng định việc trình UNESCO những tài liệu trên là chưa thích hợp bởi số lượng các nạn nhân bị giết trong vụ thảm sát vãn là vấn đề tranh cãi.
Trung Quốc tuyên bố rằng Quân đội Thiên hoàng đã giết khoảng 30.000 người, trong khi các nhà lịch sử Nhật Bản ước tính là từ 40.000 tới 200.000.
Trên Tân Hoa Xã, đáp lại yêu cầu của Nhật Bản, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh gọi sự phản đối này là “vô lý”, và rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục trình những tài liệu trên lên UNESCO.
Bà Hoa nói: “Mục đích của Trung Quốc là ghi nhớ lịch sử và coi trọng hòa bình, tôn trọng nhận phẩm và ngăn ngừa các hành vi chống lại loài người, nhân quyền và loài người”.
Hai nước cũng thường xuyên phản đối nhau khi các lãnh đạo của họ tham dự các diễn đàn quốc tế, như tại Đối thoại Shangri La, sự xuất hiện của Thủ tướng Abe tại G7 vừa qua, hay khi đoàn thương gia của Nhật tìm kiến hợp đồng ở các khu vực như Tiểu vùng Sahara.
Tính chất lợi ích an ninh của hai nước trong khu vực tạo cho họ khả năng quản lý và dàn xếp mâu thuẫn, song không nước nào tỏ ra quyết tâm giải quyết bất đồng.
Khiêu khích nhau bằng máy bay quân sự
Trong khi cuộc khẩu chiến giữa hai sự xâm phạm của Trung Quốc trên biển Đông, hay nỗ lực của Nhật Bản nhằm bình thường hóa hoạt động quân sự đã dịu bớt, thì trên biển Hoa Đông lại chứng kiến sự áp sát giữa máy bay quân sự hai nước hôm 11/6.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết chiếc Su-27 của Trung Quốc đã bay hai lần ở khoảng cách 30m so với máy bay trinh sát của Nhật Bản.
Máy bay Trung Quốc bay gần tới mức các phi công Nhật có thể chụp được hình ảnh được cho là những chiếc tên lửa màu trắng gắn trên máy bay. Đây là vụ suýt va chạm đầu tiên kể từ ngày 24/5 khi Trung Quốc và Nga tập trận hải quân chung trên biển Hoa Đông.
Có một nước cờ cuối cho xung đột?
Dĩ nhiên cũng có các biến số có thể giúp giảm thiểu bất đồng. Một sự “hạ cánh cứng” của nền kinh tế Trung Quốc, hay các vấn đề an ninh nội địa liên quan tới các dân tộc thiểu số hay phân hóa giàu nghèo “nóng” lên có thể khiến Trung Quốc chuyển mối quan tâm về trong nước và hạn chế chú ý ra bên ngoài.
Tương tự, các vấn đề nhân khẩu học sẽ tiếp tục gây khó khăn cho quá trình phục hồi kinh tế, vấn đề này không thể giải quyết trong một thế hệ, và trong trung hạn có thể sẽ khiến chính vụ chuyển các nguồn lực cho quân sự sang tái cơ cấu kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, các vụ việc như máy bay chiến đấu áp sát nhau sẽ gia tăng về tần suất, đây nguy cơ xung đột lên nhanh. Với việc cả hai nước tăng cường vũ khí trang bị và triển khai lực lượng trên biển Hoa Đông, khả năng đụng độ sẽ lên cao.
Các chuyến thăm gây tranh cãi của Thủ tướng Shinzo Abbe tới khu đền Yasukuni (nơi chôn cất các tội phạm chiến tranh hạng A Nhật Bản) và sự đấu tố của Trung Quốc liên quân tới vụ thảm sát Nam Kinh sẽ làm trầm trọng hơn căng thẳng quân sự trên biển Hoa Đông trong ngắn hạn và trung hạn.