Học cách ăn uống có lợi cho sức khỏe của chuyên gia yoga

Ảnh: News..
Ảnh: News..
Salad, rau, trái cây tươi, các loại quả non không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của chuyên gia yoga.

Theo Zenlife Yoga, chế độ ăn uống giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình tập luyện yoga bởi vì ''có ăn mới khỏe''. Nghiên cứu cho thấy thể loại và chất lượng thực phẩm chúng ta ăn vào sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể và hệ thần kinh. Bất kỳ người nào không có một chế độ ăn phù hợp và không hiểu biết về những gì mình ăn vào chẳng khác nào đang tự làm hại đến thể chất và thần kinh của chính mình. Khi ăn sai, cảm giác mệt mỏi, khó chịu sẽ xuất hiện ảnh hưởng ngay đến thái độ, suy nghĩ và cả năng lực hoạt động thể chất. Do vậy, các chuyên gia yoga khuyên mọi người khi ăn cần chú ý những nguyên tắc sau:

Một chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng cho sức khỏe tốt. Dù bạn có ăn chay hay không, trong thực đơn hàng ngày cũng cần có salad, rau, trái cây tươi và các loại quả non. Tất cả loại rau non đều có thể tạo thành salad như dưa chuột, cà chua, cà rốt, xà lách, súp lơ…, chỉ cần thái thành miếng nhỏ rồi cho thêm ít gia vị là ăn được. Salad thường dùng trong bữa trưa và tối. Bất kỳ loại rau nào không để khô hoặc làm cho mất chất đi mới được gọi là rau tươi. Để việc tập luyện yoga có kết quả tốt hơn, cần bổ sung trái cây tươi mỗi ngày, như một quả cam, quả chuối, quả táo là đủ cho một người.

Lưu ý: Không nạp vào cơ thể nhiều hơn 85% khả năng có thể ăn, không để dạ dày bị căng. Ăn quá mức, dạ dày quá căng, thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt, cơ thể bắt buộc phải bài tiết thức ăn thừa một cách vô ích, hệ thống cơ bụng và thần kinh cũng bị ảnh hưởng.

Cần ăn chậm, chỉ nuốt thức ăn sau khi đã nhai kỹ. Một sai lầm chung mà nhiều người mắc phải là ăn quá nhanh. Đặc biệt với người thừa cân, việc ăn nhanh đã trở thành thói quen và họ chỉ cảm thấy ngon miệng khi ăn vội vã. Nếu buộc nhai kỹ sau đó mới nuốt, những người này thường cảm thấy không ngon miệng và buồn bực. 

Các nghiên cứu cho thấy ăn kỹ, nhai chậm có lợi cho sức khỏe hơn là ăn nhanh, ăn vội vã. Vấn đề đặt ra là: "Ăn chậm như thê nào thì tốt?'', theo các chuyên gia yoga, tốc độ ăn cần căn cứ vào từng loại thực phẩm. Ví dụ, chuối có thể nhai nhanh hơn táo, thịt có thể mất nhiều thời gian nhai hơn cá. Nhưng tất cả mọi trường hợp đều phải nhai kỹ thức ăn và cuộn tròn lại rồi mới nuốt.

Lợi ích của việc ăn chậm là giúp cơ thể được thỏa mãn đầy đủ trong bữa ăn ngay cả khi ăn ít. Nước bọt thấm đều vào thức ăn làm cho chúng được tiêu hóa dễ dàng. Cơ thể sẽ sử dụng hết bất kỳ loại thực phẩm nào đã được nạp vào, nhờ đó sức khỏe được duy trì tốt hơn ngay cả khi ăn với số lượng ít.

Một sai lầm khác nhiều người thường mắc phải là đi ngủ ngay sau khi ăn bữa tối. Điều đó rất có hại cho sức khỏe. Các chuyên gia yoga khuyến cáo tốt nhất nên ăn trước khi ngủ tối thiểu 2 tiếng đồng hồ. Khoảng thời gian thức dài làm cho thức ăn tiêu hóa, dạ dày trở nên nhẹ nhõm, giấc ngủ sẽ ngon và sâu hơn. Phần lớn người bị đau lưng, đau dạ dày hoặc bệnh đường ruột có thói quen đi ngủ sau khi ăn no, bụng căng quá mức, ngủ không ngon giấc và luôn bị rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý: Trong quá trình chế biến thực phẩm, không nên cho quá nhiều gia vị vào thức ăn, nghĩa là không ăn quá nhiều muối, ớt, tiêu và các thứ gia vị khác. Người tập yoga cũng cần uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Không uống nước trong khi ăn mà nên uống sau đó 30 phút.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.