TP - Ngày 10-8 ở Hà Nội, tại hội thảo Các kịch bản phục hồi và tái thiết Nhật Bản - xu hướng đầu tư ra nước ngoài, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yasuaki Tanizaki cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ Nhật Bản sẽ chi 240 tỷ USD để tái thiết đất nước.
TPO - Bộ trưởng Bộ thương Mại và Công nghiệp Nhật Bản, ông Banri Kaieda, sáng nay (4 - 8) cho biết, ba quan chức cấp cao phụ trách về năng lượng hạt nhân của nước này sẽ phải từ chức trong thời gian tới.
TP - Trong buổi làm việc ngày 26-7 tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano nhất trí tiếp tục hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, bị hư hại nặng nề trong thảm họa động đất gây sóng thần hồi tháng 3.
Các nhà địa chấn học cho biết, ngày 25-7, một trận động đất mạnh 6,2 độ richter làm rung chuyển khu vực Đông Bắc Nhật Bản, nhưng không dẫn tới cảnh báo sóng thần.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nói rằng, thông tin một số báo trong nước đăng câu chuyện cảm động về em bé 9 tuổi Haruo Soma sau thảm họa động đất, sóng thần hôm 11-3 (do viên cảnh sát gốc Việt Hà Minh Thành kể) là bịa đặt.
TP - Bộ trưởng Tái thiết Nhật Bản Ryu Matsumoto hôm 5-7 tổ chức họp báo công bố việc ông quyết định từ chức sau đúng một tuần kể từ khi ông được bổ nhiệm vào vị trí này.
TP - Các quan chức và công nhân Nhật Bản đang chật vật bịt rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Cty Điện lực Tokyo (Tepco). Trước đó, năm 1997, để cứu lò phản ứng 21 tuổi khỏi bị chôn vùi vĩnh viễn, Tepco âm thầm lách luật an toàn của Nhật Bản để thuê công nhân nước ngoài làm những công việc nguy hiểm nhất.
TP - Chính phủ Pháp vừa quyết định tiêu hủy lô trà xanh nhập từ tỉnh Shizuoka của Nhật Bản sau khi phát hiện lượng phóng xạ cesium trong trà vượt giới hạn cho phép của Liên minh châu Âu (EU). Đây là đợt khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử ngành trà Nhật Bản.
TP - Ngày 18-6, công việc dọn rửa nước biển nhiễm phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima lại được tiến hành trước nguy cơ chất phóng xạ tăng lên. Công việc này dự định sẽ diễn ra trong vòng một tuần và các hoạt động của nhà máy hạt nhân này phải tạm ngừng.
Cty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 12-6 cho biết, các chuyên gia của TEPCO đã phát hiện nồng độ phóng xạ stronti cao gấp 240 lần mức cho phép trong các mẫu nước biển lấy gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, do Cty này phụ trách vận hành.
TP - Năm nay 72 tuổi, ông Yasuteru Yamada tin mình không sống được nhiều năm nữa, kiểu gì rồi cũng chết trước khi phát bệnh ung thư do nhiễm xạ, nên tình nguyện vào nơi nguy hiểm để khắc phục hậu quả khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1.
TPO - Mặc dù phải đối diện với nhiều áp lực từ sự bất tín nhiệm tại quốc hội trong tuần này, nhưng Thủ tướng Nhật Bản - Naoto Kan không chấp nhận từ chức. Ông muốn ở lại để giải quyết vấn đề khủng hoảng hạt nhân tồi tệ ở nước này.
TP - Ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết, sau thảm họa động đất, sóng thần, Nhật Bản đánh giá cao tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam vì tinh thần làm việc và những hành động chia sẻ mất mát với người dân Nhật. Nước này sẽ tăng cường tiếp nhận TNS Việt Nam trong thời gian tới.
TP - Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đang cân nhắc giảm 10% lương của công chức nước này để dành tiền tái thiết khu vực bị động đất, sóng thần tàn phá. Trước đó, ông Kan tuyên bố ông không nhận lương thủ tướng cho đến khi xử lý xong khủng hoảng hạt nhân.
TPO - Một công nhân Nhật tham gia khắc phục sự cố ở nhà máy điện hạt nhân của Nhật đã chết tại bệnh viện sau khi được đưa vào đây do bị ngất xỉu trên vị trí làm việc. Hãng tin Nhật Jiji Press cho biết.
TP - Nguyễn Thu Hồng, học viên thạc sĩ năm thứ nhất khoa Nông nghiệp ĐH Tokyo (Nhật Bản), là người Việt Nam duy nhất trong nhóm sinh viên tình nguyện đầu tiên đến thành phố Ishinomaki (tỉnh Miyagi), một trong những nơi đổ nát nhất sau thảm họa động đất sóng thần.
Đài truyền hình NHK đưa tin, gần 60% lò phản ứng hạt nhân thương mại ở Nhật Bản vẫn ngừng hoạt động vì ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần ngày 11-3 hoặc đang được kiểm tra định kỳ.
TP - Xe sửa chữa từ các hãng điện thoại di động Docomo va AU đã đến. Sau nhiều ngày bặt vô âm tín, nhiều người ở các trung tâm di tản đã liên lạc với người thân. Những chuyến xe buýt và xe tốc hành hoạt động trở lại mang theo hàng cứu trợ.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan quyết định từ chối nhận lương của mình cho đến khi xử lý xong khủng hoảng hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1.
TP - Tôi bước theo người dẫn đường với những bàn tay nắm chặt và những bờ vai rung lên. Cứ một hai bước có một lá cờ đỏ ủ rũ trong gió. Quá nhiều lá cờ như thế. Những lá cờ màu đỏ đánh dấu những nơi mà thi thể được tìm thấy…
TP - Nữ y tá, tác giả nhật ký từ chối đăng ảnh chân dung kèm thông tin cá nhân. Chị nói: “Một lần nữa xin cám ơn tất cả các bạn. Hãy dành sự quan tâm của các bạn cho những nạn nhân của thảm họa. Họ còn phải đối mặt khó khăn lâu dài”.
TP - Ngày 5-5, lần đầu tiên kể từ khi xảy ra trận siêu động đất, sóng thần hôm 11-3, Nhật Bản đưa người vào bên trong tòa nhà lò phản ứng số 1 của nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Buổi sáng, hai công nhân đầu tiên vào tòa nhà lò số 1 để lắp máy lọc khí ô nhiễm phóng xạ.
Hôm nay 4-5, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra kịch bản tồi tệ nhất về khả năng "phơi nhiễm phóng xạ diện rộng" trong khi công nhân nhà máy điện Fukushima 1 đang nỗ lực kiểm soát các lò phản ứng tại đây.
Các phòng chứa bên trong lò phản ứng số 1, số 2 của nhà máy bị động đất và sóng thần phá hỏng ở Fukushima, Nhật Bản, sẽ được đổ đầy nước để giúp làm lạnh các lò này - một biện pháp chưa từng có tiền lệ trong ngành khoa học hạt nhân thế giới.
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 24-4 đã lần đầu tiên công bố "bản đồ phóng xạ" những nơi có nồng độ phóng xạ cao trong khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, vốn bị hư hại nặng nề sau thảm họa kép động đất-sóng thần ngày 11-3.