Đội cảm tử tóc bạc

Các công nhân của Cty Điện lực Tokyo đang kiểm tra thiết bị trong cơ sở xử lý nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima số 1 Ảnh: AP
Các công nhân của Cty Điện lực Tokyo đang kiểm tra thiết bị trong cơ sở xử lý nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima số 1 Ảnh: AP
TP - Năm nay 72 tuổi, ông Yasuteru Yamada tin mình không sống được nhiều năm nữa, kiểu gì rồi cũng chết trước khi phát bệnh ung thư do nhiễm xạ, nên tình nguyện vào nơi nguy hiểm để khắc phục hậu quả khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1.

> Thủ tướng Nhật Bản vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm

Các công nhân của Cty Điện lực Tokyo đang kiểm tra thiết bị trong cơ sở xử lý nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima số 1 Ảnh: AP
Các công nhân của Cty Điện lực Tokyo đang kiểm tra thiết bị trong cơ sở xử lý nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima số 1. Ảnh: AP.

Ông Yamada tổ chức một đội tình nguyện gồm 270 người về hưu và một số người lao động lớn tuổi khác đến làm việc phi vụ lợi tại nơi bị ô nhiễm phóng xạ tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa hạt nhân Chernobyl.

Ông từng làm việc 28 năm tại tập đoàn thép Sumitomo nên hiểu rõ công việc khắc phục hậu quả thảm họa hạt nhân lúc này vô cùng phức tạp và quan trọng như thế nào đối với Cty Điện lực Tokyo.

Ông muốn chính phủ Nhật Bản chấp nhận nguyện vọng của đội cảm tử hưu trí để họ được cống hiến những năm cuối cùng của cuộc đời cho cuộc sống của thế hệ trẻ. Những người hưu trí tình nguyện này đều là người có tay nghề, hiểu biết và kinh nghiệm làm việc trong điều kiện ô nhiễm phóng xạ cao. Tuy nhiên, bước đầu, các quan chức chính phủ Nhật Bản không chấp nhận đề nghị của đội cảm tử quân hưu trí của ông Yamada.

Ông Yamada cho rằng, đội quân cảm tử già của ông sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và bình đẳng đối với các quan chức Cty Điện lực Tokyo vì việc làm của đội quân này là vô tư và miễn phí. Ông Ishida, 63 tuổi, công nhân xây dựng về hưu ở tỉnh Shiga, tình nguyện gia nhập đội cảm tử của ông Yamada.

Ngày còn trẻ, chính ông Ishida tham gia xây dựng nhà máy Fukushima số 1. Ông Ishida nói rằng mình rất đau đớn khi nhìn hình ảnh trên TV thấy mái nhà lò phản ứng bị phá tung do vụ nổ khí hydro sau trận động đất, sóng thần hôm 11-3. Sau một hồi suy ngẫm, ông Ishida bày tỏ ý định của mình với vợ và được bà ủng hộ.

Hôm 6-6, ông Yamada tới gặp Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Banri Kaieda, người trực tiếp phụ trách việc khắc phục hậu quả thảm họa ở Fukushima, để bày tỏ nguyện vọng của đội quân cảm tử đầu bạc.

Ông Yamada nói rằng, dựa vào tình hình thực tế ở Fukushima, chắc sẽ đến lúc cần những hành động cảm tử, mọi người cần quyết định sẵn sàng hiến dâng, còn ông đã sẵn sàng cho điều đó.

Tuần qua, 3 công nhân trẻ tuổi làm việc trong nhà lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukushima số 1 ngã bệnh do nhiễm xạ cao, trong khi hai người khác có nguy cơ bị ung thư do phơi nhiễm phóng xạ trầm trọng.

 

Đ.P (Theo Reuters)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG