Phương án 1: Bộ GD&ĐT chỉ xét tốt nghiệp THPT mà không tổ chức thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, ĐH Luật TP.HCM sẽ áp dụng phương thức tuyển sinh kết hợp “sơ tuyển và thi tuyển”, tuyển sinh 1 lần/năm.
Theo đó, sơ tuyển tổng điểm trung bình của 3 môn thuộc khối thi ở 5 học kỳ THPT và thi tuyển đợt 1 cho khối A, A1 vào các ngày 3, 4 và 5 tháng 7 và đợt 2 cho khối C, D1, D3, D6 vào các ngày 8, 9 và 10 tháng 7.
Ưu, nhược điểm của phương án:
Thông qua sơ tuyển, trường loại được số thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường là các thí sinh có học lực khá trở lên, trường tổ chức kì thi gọn nhẹ và hiệu quả hơn đồng thời giảm đáng kể áp lực và chi phí cho một số lượng lớn thí sinh.
Quy trình tuyển sinh gồm hai bước sơ tuyển và thi tuyển kết hợp tiến hành các thủ tục qua mạng kế thừa những ưu điểm của kỳ thi 3 chung, không gây ra sự xáo trộn cho thí sinh, ngược lại hiệu quả ngay trước mắt đồng thời tạo tiền đề tốt cho các bước trong lộ trình đổi mới triệt để sau này.
Phương án 2: Bộ GD&ĐT chỉ xét công nhận tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ áp dụng phương thức tuyển sinh “ghi danh xét tuyển”. Tiêu chí tuyển sinh: ghi danh xét tuyển và sàng lọc trong quá trình sinh viên học tập tại trường, đảm bảo số lượng sinh viên đầu ra đạt theo đúng chỉ tiêu Bộ GD&ĐT giao cho trường (1.500 sinh viên/năm cho niên khóa 2015-2019). Trường tuyển sinh 1 đến 2 lần/năm.
Ưu, nhược điểm của phương án:
Ưu điểm: Thông qua sơ tuyển, trường loại được số thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường là các thí sinh có học lực khá trở lên, trường tổ chức kì thi gọn nhẹ và hiệu quả hơn đồng thời giảm đáng kể áp lực và chi phí cho một số lượng lớn thí sinh.
Trường tự sàng lọc sinh viên trong quá trình học tập tại trường thông qua điểm trung bình cuối năm học, sinh viên tự phấn đấu, tránh tư tưởng quay cóp trong thi cử (mối đợt thi hết môn được coi như là kỳ thi tuyển sinh).
Nhước điểm: số lượng thí sinh bị loại hàng năm tương đối lớn, gây áp lực đối với xã hội.
Phương án 3: Bộ GD&ĐT giữ phương án 1 kỳ thi quốc gia, Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ áp dụng phương thức “xét tuyển”. Phương thức tuyển sinh này được áp dụng khi các thí sinh đã dự thi xong kỳ thi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT và đã có điểm thi kỳ thi quốc gia.
Việc xét tuyển dựa vào các tiêu chí sau: tiêu chí 1: xét tổng điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển ở 6 học kỳ THPT, có nhân hệ số 2 đối với môn Toán (khối A); Anh văn (khối A1); Sử (khối C); Anh văn (khối D1); Pháp văn (khối D3); Nhật văn (khối D6).
Tiêu chí 2: Xét tổng điểm trung bình của 3 môn thi của kỳ thi quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức có nhân hệ số 2 đối với môn Toán (khối A); Anh văn (khối A1 và khối D1); Pháp văn (khối D3); Nhật văn (khối D6); và Sử (khối C). Trong đó, tiêu chí 1 chiếm tỉ trọng 30%, tiêu chí 2 chiếm tỉ trọng 70%.
Ưu, nhược điểm của phương án:
Chỉ có các thí sinh có điểm trung bình chung từng học kỳ và điểm thi quốc gia thỏa mãn điều kiện của trường, yêu thích học luật mới nộp hồ sơ xét tuyển.
Đánh giá được năng lực của thí sinh qua một quá trình học tập và kết quả của kỳ thi quốc gia.
Nhược điểm: Việc tổ chức sẽ gặp một số khó khăn ban đầu do hình thức xét tuyển này mới; quá trình tổ chức thực hiện sẽ phải thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để thực hiện.
Phương án 4: tuyển sinh kết hợp “sơ tuyển và kiểm tra một số môn đặc thù ngành luật”. Tiêu chí sơ tuyển: tổng điểm trung bình của 3 môn thuộc khối thi ở 5 học kỳ THPT (6 học kỳ đối với thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước), có nhân hệ số 2 đối với môn Toán (khối A); Anh văn (khối A1); Sử (khối C); Anh văn (khối D1); Pháp văn (khối D3); Nhật văn (khối D6).
Trường tổ chức kiểm tra các môn đặc thù ngành luật cho các thí sinh đã đạt vòng sơ tuyển và nộp hồ sơ đăng ký dự kiểm tra 2 môn tiếng Việt thực hành và ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật).
Ưu, nhược điểm của phương án:
Quy trình tuyển sinh gồm hai bước sơ tuyển và thi tuyển kết hợp tiến hành các thủ tục qua mạng kế thừa những ưu điểm của kỳ thi 3 chung, không gây ra sự xáo trộn cho thí sinh, ngược lại hiệu quả ngay trước mắt đồng thời tạo tiền đề tốt cho các bước trong lộ trình đổi mới triệt để sau này.
Trường đã kiểm tra học lực của thí sinh trong quá trình học tập bậc THPT thông qua sơ tuyển, sau đó là kiểm tra các môn đặc thù ngành luật chính thức để học thêm 1 lần nữa.