Tại Hội thảo 3 năm nhìn lại tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng (do Ngân hàng Nhà nước phối hợp báo Lao Động tổ chức) chiều nay 5/10, ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết: tái cấu trúc nền kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong giai đoạn 2011 đến nay, số lượng TCTD và nước ngoài đã giảm con số 17 tổ chức nhằm xử lý gọn hệ thống, tổ chức yếu kém. Còn về nợ xấu từ năm 2012 đến 8/2015 xử lý được 424 ngàn tỷ đồng nợ xấu”.
Tính đến thời điểm cuối 8/2015 ngành ngân hàng về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu đề ra với 91,51% tổng số nợ xấu xác định tại tháng 9/2012 cơ bản đã được xử lý. Do đó, mục tiêu xử lý nợ đưa về dưới 3% đến cuối tháng 9/2015 sẽ trở thành hiện thực.
Tại Hội thảo, TS Lê Xuân Nghĩa cũng đã ôn lại quá trình nợ xấu chia làm 2 giai đoạn. Theo ông thời điểm năm 2012 xử lý khi toàn hệ thống đang gặp rất nhiều khó khăn như về thanh khoản, giá vàng tăng cao, rồi tỷ giá biến động..
Vậy mà đến nay, có thể nói hệ thống NH đã ổn định thị trường vàng ổn định, lòng tin của công chúng được phục hồi mạnh mẽ và chặn được cú sốc thanh khoản. Định hướng thứ hai là xử lý ngân hàng yếu kém; cả NH nội địa và nước ngoài ví dụ như CP Sài Gòn, TPBank, Nam Việt, ,... những NH này tổng tài sản tăng nhanh tái cấu trúc thành công.
TS Nguyễn Đức Hưởng- Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện LiênViệt đã kể lại câu chuyện có được tham gia họp cùng NHNN với Ngân hàng thế giới và họ nói rằng đây là một việc làm chưa có tiền lệ, kể cả nước tư bản là Mỹ cũng bỏ tiền ngân sách ra để cứu ngân hàng.
“Mua ngân hàng 0 đồng có vấn đề gì không? Chính là đánh chuột nhưng không vỡ bình (đánh vào chủ tịch HĐQT các NH; nhưng bình tức là các NH vẫn còn nguyên”- ông Hưởng phân tích.
Theo ông, điều được nhất của câu chuyện này chính là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, tránh hiện tượng đô mi nô rút tiền. “ Đây là một công trình khoa học; chúng tôi vẫn đùa là phải có phần thưởng cho sáng kiến này”-, ông Hưởng ví von.
Về nợ xấu theo ông Hưởng khẳng định tôi có quan điểm khác, đã đến lúc nợ xấu không còn xấu lắm; VAMC mua toàn mua các khoản nợ có tài sản đảm bảo chỉ cần có đủ cơ sở pháp lý, sẽ xử lý được rất tốt.
Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng CIEM cho rằng nhìn lại 4 năm tái cấu trúc nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, có thể thấy mới chỉ 3,5 năm- 4 năm qua nhưng đã thay đổi ghê gớm.
“Từ sự đổ vỡ của tài chính, hệ thống ngân hàng…bây giờ dù nhìn lại còn ngổn ngang nhưng phải thừa nhận NHNN và hệ thống đã làm được rất nhiều điều”- Ông Thành nói.