Cách nhanh nhất tìm điểm bán hàng thiết yếu trong mùa dịch ở TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dù không trực tiếp làm việc cùng nhau do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, chỉ trong vòng 36 giờ đồng hồ, hai chàng kỹ sư trẻ 9x đã trình làng công cụ tra cứu và tìm kiếm các điểm bán hàng thiết yếu với nhiều tính năng hữu ích dành cho người dân trên địa bàn TPHCM.

Sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin của đôi bạn trẻ ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thực tế của người dân thành phố trong thời điểm căng thẳng dịch bệnhnguồn cung hàng hóa nhiều lúc không được thông suốt.

Chia sẻ về ý tưởng xây dựng sản phẩm “nóng” của mình, Trần Thanh Tuấn (28 tuổi, quê Đồng Nai, làm việc trong ngành công nghệ tại TPHCM) cho biết, sau khi tiếp cận được tập tin Excel thống kê khoảng 3.000 cửa hàng bán hàng thiết yếu tại TPHCM do Sở Công Thương TPHCM công bố, Tuấn và bạn đồng hành Nguyễn Hữu Đạt (31 tuổi, cũng là một kỹ sư IT) ngay lập tức triển khai công việc với mục tiêu giúp người dân tiếp cận và tìm kiếm thông tin các địa điểm bán hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Cách nhanh nhất tìm điểm bán hàng thiết yếu trong mùa dịch ở TPHCM ảnh 1

Kỹ sư IT Trần Thanh Tuấn (Ảnh: NVCC)

Cách nhanh nhất tìm điểm bán hàng thiết yếu trong mùa dịch ở TPHCM ảnh 2

Kỹ sư Nguyễn Hữu Đạt.

Bằng cách truy cập vào địa chỉ website diembanhangthietyeu.com trên cả điện thoại di động hay máy tính, người dân có thể tìm kiếm và xem chi tiết thông tin về các cửa hàng nhu yếu phẩm trên địa bàn TPHCM, bao gồm địa chỉ, số điện thoại liên lạc, khoảng cách và hướng dẫn di chuyển đến điểm bán nhanh nhất.

Anh Trần Thanh Tuấn cho biết, sản phẩm này hoạt động dựa vào nền tảng Google Map Platform API để hiển thị vị trí toạ độ và lộ trình di chuyển. Cạnh đó, website cũng phân tích các yêu cầu của người dùng để gợi ý địa điểm phù hợp.

Cách nhanh nhất tìm điểm bán hàng thiết yếu trong mùa dịch ở TPHCM ảnh 3

Bản đồ số các cửa hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tra cứu, mua sắm thực phẩm cho người dân.

Cách nhanh nhất tìm điểm bán hàng thiết yếu trong mùa dịch ở TPHCM ảnh 4

Thông tin chi tiết về cửa hàng được hiển thị trên điện thoại di động.

Điểm nổi bật là ứng dụng công nghệ này phân loại địa điểm bán hàng theo từng khu vực quận/ huyện, phường/ xã nhằm giúp người dân dễ dàng rà soát, tìm kiếm. Mặt khác, sử dụng định vị GPS của người dùng để gợi ý của hàng gần nhất và lộ trình di chuyển kèm theo.

“Mặt khác, vì dữ liệu website đều vận hành theo hướng mở, do đó cộng đồng có thể tham gia chỉnh sửa, cập nhật và đóng góp các thông tin chuẩn xác về các địa điểm để nó ngày càng phù hợp với tình hình thực tế”, Thanh Tuấn cho hay.

Cách nhanh nhất tìm điểm bán hàng thiết yếu trong mùa dịch ở TPHCM ảnh 5

Những năm còn là sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM), Trần Thanh Tuấn là một cán bộ Đoàn năng nổ. Trong ảnh: Thanh Tuấn là thành viên Ban tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022.
(Ảnh: NVCC)

Cũng theo tác giả của ứng dụng bản đồ số này, trở ngại lớn nhất trong quá trình thực hiện là tích hợp “người khổng lồ” về tìm kiếm vị trí Google Maps vào hệ thống, do hiện tại Google Map Platform API đang bị hạn chế khá nhiều ở Việt Nam. Mặt khác, việc tối ưu hiển thị trên điện thoại di động và xác định vị trí cửa hàng gần nhất, sau đó lại gợi ý lộ trình di chuyển lý tưởng từ vị trí hiện tại của người dùng cũng là yếu tố tiêu tốn khá nhiều thời gian. “Tuy nhiên với quyết tâm cao cho dự án, tụi mình đã hoàn thành được các tiêu chí đề ra ban đầu. Trong đó đáng kể là giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm các địa điểm bán hàng thiết yếu ở khu vực mình mong muốn, đồng thời đề xuất vị trí cửa hàng gần nhất và lộ trình di chuyển cho họ”, Thanh Tuấn nói.

Hiện nay, hệ thống của sản phẩm ứng dụng này có thể chịu tải cao và có khả năng xử lý khoảng 1.000-2.000 người dùng cùng lúc. Yêu cầu đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và chịu tải đồng thời cũng là những yếu tố quan trọng mà hai “cha đẻ” sản phẩm này đặt ra.

Chia sẻ về dự án mới này của mình, Trần Thanh Tuấn bày tỏ niềm phấn khởi khi anh và người đồng nghiệp có thể hoàn thành sản phẩm chỉ sau 36 giờ nảy sinh các ý tưởng, đồng thời đón nhận nhiều sự ủng hộ, phản hồi tích cực từ phía người dùng.

Cùng làm việc và sáng tạo sản phẩm ứng dụng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, hai chàng trai Nguyễn Hữu Đạt và Trần Thanh Tuấn chưa bao giờ gặp nhau ở ngoài đời. Trước đó, cả hai chỉ quen biết nhau trên Facebook, trò chuyện với nhau về những khó khăn trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Đồng cảm trước thời cuộc, hai kỹ sư 9x quyết tâm bắt tay xây dựng sản phẩm hữu ích cho cộng đồng.

“Ngay sau khi dự án khởi chạy, website đã nhận được rất nhiều lượt truy cập từ mọi người, đa phần đến từ thiết bị di động. Điều đó khiến chúng em rất vui vì những nỗ lực của mình đã giúp ích cho mọi người và được đón nhận, hưởng ứng”, Thanh Tuấn bày tỏ, đặc biệt anh cũng cho biết, thông qua sản phẩm, nhóm cũng nhận thêm được rất nhiều thông tin đóng góp từ cộng đồng trong việc xác định lại toạ độ vị trí chính xác của cửa hàng, điều chỉnh giờ đóng/ mở cũng như hiện trạng kinh doanh của các cửa hàng so với thực tế.

“Sự lan toả về tình thương và trách nhiệm với xã hội càng được nhân rộng thêm khi bây giờ không chỉ là dự án của hai người mà là của rất nhiều người”, nam kỹ sư sinh năm 1993 chia sẻ.

Các tác giả cho biết đang cố gắng sử dụng nguồn lực và vốn liếng cá nhân để duy trì bản đồ số này nhằm phục vụ nhu cầu thiết thực của bà con nhân dân.

Mặt khác, sắp tới đây, Tuấn và Đạt cũng tiếp tục cải thiện, nâng cấp thêm các công cụ, tính năng cho bản đồ số, có thể kể đến như: liên kết với các doanh nghiệp để họ có thể chủ động cập nhật hiện trạng hàng hoá tại cửa hàng lên bản đồ (để khi người dân tìm có thể biết được nơi đó còn mặt hàng thực phẩm mình muốn mua hay không), bổ sung thêm các địa điểm từ thiện (Bữa cơm 0 đồng, Chợ 0 đồng, Phiên chợ nhân ái…) với sự đóng góp từ người dùng.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.