TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở.
Ngân hàng Nhà nước nói giá bán căn cứ theo giá thế giới, mà hiện giá vàng quốc tế khoảng 72-73 triệu đồng/lượng thì giá bán lẻ mức 80 triệu đồng/lượng là tuyệt vời, chỉ chênh 5-7 triệu đồng mỗi lượng.
TPO - Chỉ ra hàng loạt các bất cập trong việc xây dựng dự thảo nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp từ đầu mối đến thương nhân phân phối và bán lẻ cho rằng, cơ quan soạn thảo đang đặt ra quá nhiều gánh nặng và rủi ro, với những quy định rất chung chung cho doanh nghiệp. Để thị trường minh bạch, cần cách tư duy quản lý hoàn toàn khác.
TPO - Tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn đang được các nhà bán lẻ triển khai, nhằm kích cầu tiêu dùng, tăng doanh thu. Không khí mua sắm khá nhộn nhịp, với lượng khách mua hàng tăng từ 10-20% dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
TPO - Lợi và Hùng mua bán, vận chuyển ma tuý từ khu vực biên giới huyện Quế Phong, (Nghệ An) sau đó tàng trữ tại nhà, chia nhỏ để bán cho nhiều người nghiện trên địa bàn và các vùng phụ cận.
Thị trường bán lẻ truyền thống đang phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của hơn 75% dân số Việt Nam. Để nâng cao năng lực của tạp hóa truyền thống - Vinshop ra đời với sứ mệnh dùng công nghệ để hiện đại hóa ngành bán lẻ Việt, trao thêm năng lực và cơ hội để Tạp hóa có thể phục vụ tốt nhất đến cộng đồng.
TPO - Bộ Công Thương đề xuất Nhà nước vẫn công bố giá xăng dầu, nhưng kỳ điều hành rút ngắn từ 10 xuống 7 ngày và không có mức chiết khấu cố định cho các đại lý.
TPO - Theo nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu, thời gian qua, hàng trăm DN luôn trong trạng thái hoạt động bấp bênh, thua lỗ nặng nề nên việc thành lập một hiệp hội là nhằm bảo vệ quyền lợi của các hội viên.
TPO - Các doanh nghiệp dệt may, da giày phải đáp ứng, thích nghi với xu hướng thu mua của các kênh phân phối quốc tế và quan trọng nhất là có chiến lược cạnh tranh lâu dài với hàng hoá của nhiều quốc gia khác… là khuyến nghị của đại diện các tập đoàn toàn cầu khi nói về chiến lược tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt.
TPO - Một số ý kiến cho rằng số liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 12,6% là khá cao, chưa phản ánh đúng thực trạng tiêu dùng của dân cư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một số doanh nghiệp đầu mối và Bộ Công Thương cho rằng, việc cho doanh nghiệp bán lẻ được lấy xăng dầu từ nhiều nguồn sẽ buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, nhưng cũng sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ hơn.
TPO - Ngày giao dịch đầu tuần (10/4), VN-Index đóng cửa giảm hơn 4 điểm dù mở cửa phiên sáng khá tích cực. Thanh khoản tăng mạnh và áp lực bán ở nhóm vốn hóa lớn cũng tăng dần. Điểm sáng hôm nay là giao dịch của nhóm bán lẻ.
Central Retail là một trong những đại gia chi tiền khủng để thâu tóm các đế chế bán lẻ, gần đây được đồn đoán đang có thương vụ 'khủng' đàm phán mua lại một hệ thống trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam
TPO - Góp ý cho dự thảo kinh doanh xăng dầu tại hội thảo ngày 14/2, hàng loạt doanh nghiệp xăng dầu cho rằng nếu không giải quyết các nút thắt, thị trường xăng dầu sẽ đi vào ngõ cụt khi cả hệ thống đều bị thua lỗ nhưng không dám kêu với cơ quan quản lý. Cùng đó, thị trường sẽ ngày càng méo mó.
TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, tiếp tục nâng cao vai trò các thương vụ, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật thị trường và số hoá việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp xăng dầu… là những đầu việc lớn mà ngành Công Thương sẽ thực hiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và kinh tế duy trì đà tăng trưởng trong năm 2023.
TPO - Nhiều nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ đang như “ngồi trên đống lửa” khi giá gà, heo đang giảm sâu, sức mua rất chậm. Gần 30 năm buôn bán ở chợ, bà Dương Mai (sạp 574, chợ Bà Chiểu ) cho biết, chưa lúc nào thời điểm cuối năm nhưng ế ẩm như giai đoạn này.
TPO - Sở Công thương Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, phân phối phải chịu trách nhiệm đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống đóng cửa không bán hàng hoặc bán hàng hạn chế, do thiếu hàng hoặc chiết khấu quá thấp, không đủ bù đắp chi phí, doanh nghiệp bán lẻ phải chịu lỗ trong thời gian dài.
TPO - Theo Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, nguyên nhân chính của hiện tượng thiếu nguồn là do từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh, các doanh nghiệp đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng nên chỉ chủ yếu duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp.
TPO - Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, những góc khuất chưa từng được biết đến của thị trường mà những người bán hàng trực tiếp phải chịu đang khiến thị trường càng rối hơn khi vướng đủ quy định không cần thiết trong khi doanh nghiệp bán lẻ chịu đủ sức ép còn đầu mối được hưởng lợi.
TPO - Những năm qua, cùng với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các hệ thống bán lẻ Việt Nam đã tích cực đưa hàng Việt vào siêu thị. Có siêu thị, hàng Việt Nam chiếm hơn 90% mặt hàng. Tuy nhiên, các siêu thị cho rằng, ngoài việc ưu tiên hàng Việt chất lượng cao, các siêu thị mong có chính sách để người dân vào siêu thị mua sắm hàng Việt hưởng ưu đãi giá thấp.
TPO - Các thị trường lớn trên toàn cầu đồng loạt khởi sắc kéo chứng khoán trong nước giao dịch sôi động, tăng cả về điểm số, thanh khoản. VN-Index tiến về mốc 1.200 điểm, giá trị khớp lệnh lên gần 12.900 tỷ đồng trong phiên ngày hôm nay.
Không riêng Việt Nam, giá xăng dầu đang "nóng" lên trên toàn cầu, thiết lập mức cao kỷ lục mới ở nhiều nước, dù cách điều hành giá của mỗi nước khác nhau.
TP - Tháng 4 vừa qua, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới là 15.000. Kỷ lục liên tục bị xô đổ cho thấy niềm tin của DN vào môi trường kinh doanh đã trở lại.
Theo báo cáo xu hướng mua sắm của người Việt trong trạng thái bình thường mới của Deloitte Đông Nam Á, ngành bán lẻ đang trải qua những bước chuyển dịch quan trọng khi các yếu tố về đối tượng khách hàng, công nghệ và lối sống thay đổi mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19. Thích ứng với những thay đổi này sẽ là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển của các nhà bán lẻ.
Theo báo cáo mới nhất của CBRE châu Á, dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nhưng ngành bán lẻ tại thị trường châu Á Thái Bình Dương nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã và đang có những tín hiệu tích cực, hứa hẹn một viễn cảnh tươi sáng trong năm 2022.
TPO - Bộ Y tế đã hỏa tốc gửi công văn số 5858/BYT-MT gửi Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Việc triển khai tiêm vắc-xin COVID-19 đại trà ở nhiều nước đang góp phần thúc đẩy sự hồi phục của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ngành bán lẻ. Người tiêu dùng mong muốn được “chi tiêu trả thù” nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm vốn bị hạn chế trong đại dịch. Tại Việt Nam, Quỹ Vắc-xin với hàng ngàn tỉ tài trợ đã ra đời và sẽ sớm tổ chức tiêm chủng toàn dân theo chính sách của Nhà nước.
Với kết quả khả quan trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt việc Việt Nam đã bắt đầu tiêm phòng vaccine, nền kinh tế được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh chóng trong năm 2021. Trong đó, mặt bằng TTTM được kỳ vọng sẽ bứt tốc bởi sự đổ bộ của các thương hiệu trong nước và quốc tế và sức bật trong nhu cầu tiêu dùng.