Ba kịch bản của Mỹ nhằm ứng phó sự phát triển vũ khí Nga

Ảnh: Lầu năm góc
Ảnh: Lầu năm góc
TPO - Mỹ có 3 kịch bản phản ứng với sự phát triển mạnh mẽ công nghệ quân sự của Nga. Tiến sĩ Alexey Fenenko thuộc Đại học quốc gia Moscow mang tên Monolosov đã cho biết vấn đề này trong cuộc phỏng vấn hãng OTP.

Theo chuyên gia này, trong những năm gần đây Nga đã đạt được những bước tiến thực sự trong chế tạo các vũ khí quân sự mới. Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin đã khẳng định điều này, và buộc Mỹ, nước tự cho mình có sức mạnh lớn nhất trên thế giới, phải tìm kiếm cách đáp trả cho sự phát triển vượt bậc đó của Nga.

Chuyên gia Fenenko cho rằng, trong thời điểm hiện tại, Mỹ có thể nỗ lực hiện thực hóa một trong 3 kịch bản sau.

Kịch bản thứ nhất là việc Mỹ rời khỏi Hiệp ước cắt giảm tên lửa tầm gần và tầm trung. Hơn nữa, ở đây người Mỹ có thể thoát khỏi vấn đề này mặc dù không rút khỏi Hiệp ước mà vẫn đạt được các mục đích của mình. Khi đó, người Mỹ sẽ được giúp đỡ, ví dụ từ phía Anh. London không liên quan tới Hiệp ước này, nên có thể hợp tác với Mỹ sản những tên lửa đó và triển khai chúng ở châu Âu.

Mỹ sẽ lại chính thức thể hiện sự “vô can”, chuyên gia này nhấn mạnh. Trong trường hợp đó, Nga sẽ hành động nhưng tình huống những năm 1983 – 1986 khi đưa tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa và tấn công tên lửa vào trạng thái sẵn sàng trong chiến đấu trong vòng 5 phút.

Kịch bản thứ 2 là tính tới các hành động của Mỹ trong năm 2008. Đó là phát biểu lịch sử của Tổng thống Nga Putin tại Munich trong đó khẳng định rằng, nga sẽ chống lại bất kỳ kẻ thù nào bằng các phương tiện quân sự.

Đáp lại, Mỹ đã lôi kéo Nga vào cuộc xung đột ở Gruzia, để xem các lực lượng của Nga sẽ hành động như thế nào. Nỗi sợ hãi của người Mỹ đã được khẳng định, còn Nga thì rõ ràng hiểu rằng, “quan điểm Munich” đó không chỉ đơn giản làm những lời nói. Hiện nay hoàn toàn có khả năng Mỹ sẽ nỗ lực tạo ra những tình huống tương tự khi lôi kéo Nga vào một cuộc xung đột nào đó, chuyên gia Fenenko giải thích.

Kịch bản thứ 3 khi tính tới cách tiếp cận quân sự của Mỹ trong thời gian qua và việc Mỹ thông qua học thuyết quân sự đầy tranh cãi, đó là sự phát triển số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật và có độ chính xác cao trên lãnh thổ các đồng minh của mình trực tiếp giáp biên giới Nga. Đó có thể là châu Âu, hoặc trên hướng châu Á thì đó là Nhật Bản và Hàn Quốc, chuyên gia này kết luận.

Theo Theo Politexpert
MỚI - NÓNG