Bộ Tài nguyên Môi trường cũ (số 83 Nguyễn Chí Thanh) và Bộ Tài nguyên Môi trường mới (số 10 Tôn Thất Thuyết). Ảnh: Như Ý.

Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội: Đua nhau bám trụ “đất vàng”

TP - Thực hiện chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành khỏi khu vực nội đô Hà Nội, 15 năm qua, Chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng công trình mới. TP Hà Nội dành khoảng 100ha đất trên địa bàn quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm để sắp xếp. Tuy nhiên, đến nay, Hà Nội chưa thu hồi được mét đất nào từ các cơ sở cũ gây lãng phí lớn đối với ngân sách nhà nước, đồng thời, mục tiêu giảm tải cho khu vực nội đô cũng chưa biết khi nào thành hiện thực...
Không có chuyện quát nạt cậu bé kéo đàn

Không có chuyện quát nạt cậu bé kéo đàn

TP - Liên quan đến việc cậu bé chơi đàn violin trong phố đi bộ Hoàn Kiếm bị tổ công tác liên ngành nhắc nhở tối 28/7, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm và Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, khi thấy cháu bé chơi đàn trước cửa UBND TP Hà Nội, tổ công tác chỉ nhắc cháu không mở hộp đàn xin tiền, không có việc quát nạt như thông tin trên facebook.
Hà Nội chi bao nhiều cho việc tổ chức phố đi bộ?

Hà Nội chi bao nhiều cho việc tổ chức phố đi bộ?

TPO - Tổng kinh phí được bố trí cho việc triển khai không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm năm 2016 là hơn 12 tỷ đồng. Trong đó ngân sách chủ yếu do UBND quận Hoàn Kiếm cấp cho các đơn vị tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, PCCC.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải

Hà Nội thu hút hơn 439 nghìn tỷ đồng trong năm 2016

TPO - Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, năm 2016, với tinh thần “hợp tác đầu tư và cùng phát triển”, Hà Nội và cộng đồng doanh nghiệp đã có một năm nỗ lực tiếp tục đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, với hơn 439 nghìn tỷ đồng đầu tư vào Hà Nội.
Hàng chục tỷ đồng được chi cho việc đánh chuyển, nhưng việc tái sử dụng xà cừ trong đô thị lại không khả thi.

Không tiếp tục đánh chuyển xà cừ

TP - Tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 20/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, không thể trồng ở nội đô cây xà cừ đã đánh chuyển. Trước thực tế trên, nhiều chuyên gia cho rằng, thành phố cần xem lại phương án dịch chuyển 1.000 cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng để tránh lãng phí, dành kinh phí trồng một lượng lớn cây xanh mới trong quy hoạch.
Nhà in Khoa học Công nghệ nằm giữa khu dân cư.

“Sống mòn” cùng cơ sở ô nhiễm giữa Thủ đô

TP - Thành phố Hà Nội đã tổ chức quan trắc, phân tích đánh giá ô nhiễm môi trường để đưa ra danh sách 117 cơ sở sản xuất ô nhiễm tại các quận nội thành buộc phải di dời. Tuy nhiên, việc di chuyển vẫn là bài toán chưa có lời giải rõ ràng.
Hàng trăm cây xà cừ đang được ươm tại vườn ươm Đa Tốn chưa biết số phận đi về đâu. Ảnh: Trần Hoàng.

Hàng tỷ đồng đánh chuyển xà cừ có lãng phí?

TP - Nhiều tỷ đồng đã được chi cho việc đánh chuyển, chăm sóc hơn 200 cây xà cừ thuộc dự án giao thông đã giải tỏa. Cây vườn ươm đã đâm chồi nảy lộc nhưng chưa cây nào được tái sử dụng, trong khi quy hoạch cây xanh của thành phố trong tương lai không có tên xà cừ, khiến nhiều chuyên gia đặt dấu hỏi với cây trồng không còn phù hợp với đô thị như xà cừ, có nên đánh chuyển, hay tiến hành chặt hạ khi triển khai dự án để tiết kiệm chi phí.
Công nhân các công ty thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội đang gặp khó khăn do bị nợ lương nhiều tháng.

Gần 4.000 công nhân thủy lợi điêu đứng vì bị nợ lương

TP - Nhiều tháng qua 3.700 công nhân thuộc các Cty thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội rơi vào cảnh bị nợ lương, hoặc chỉ được tạm ứng 50% lương tháng do đơn giá năm 2017 chậm được phê duyệt khiến đời sống nhiều gia đình vào cảnh khó khăn kéo dài từ tháng 8/2016 cho đến nay.
Tình trạng ô nhiễm tại hồ Văn Quán (Hà Đông) chưa được xử lý kịp thời do hồ chưa được HUD bàn giao cho cơ quan chức năng.

Quản lý hồ ở Hà Nội: Chồng chéo, khó quy trách nhiệm

TP - Sau các vụ cá chết xảy ra ở hồ Hoàng Cầu, hồ Tây, đến lượt cá hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai) chịu chung sự cố. Trước đó, người dân quanh khu vực hồ Văn Quán (Hà Đông) cũng phải sống trong bầu không khí ô nhiễm bốc lên từ mặt hồ do hiện tượng tảo chết. Các hồ có địa giới hành chính rõ ràng, nhưng việc quản lý hiện còn chồng chéo, dẫn đến khó xử lý khi có sự cố.
Cá chết chưa từng có ở hồ Tây trong những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10/2016. Ảnh: Như Ý

'Giải cứu' Hồ Tây

TP - Ban Quản lý (BQL) hồ Tây và các cơ quan chức năng khẳng định đã ngăn chặn được tình trạng cá chết hàng loạt ở hồ Tây. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế khu vực bờ hồ chạy quanh tuyến đường Nguyễn Đình Thi - Trích Sài cuối tuần qua cho thấy, cá chết vẫn xuất hiện ở một số điểm, đặc biệt là khu bến thuyền và nhà nổi chưa được di dời, nơi có 2 cống xả cỡ lớn nghi xả trực tiếp nước thải xuống hồ Tây trong nhiều năm qua.
Tuyến phố phong cách Lê Trọng Tấn, Hà Nội đã xây dựng trước đó.

Loay hoay bài toán xã hội hóa dịch vụ công ích

TP - Chủ trương huy động nguồn lực xã hội, kêu gọi doanh nghiệp tham gia chỉnh trang đô thị của thành phố Hà Nội được đánh giá cao. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp tích cực nộp hồ sơ nhưng chậm hoàn thiện đề án triển khai đặt ra nhiều vấn đề về tính hiệu quả khi thực hiện xã hội hóa.
Khu vực nghi có cống xả nước thải vào Hồ Tây tại số 4 Thuỵ Khuê.

Nước thải vẫn đổ vào hồ Tây?

TP - Trước thông tin cho rằng, nước thải đổ trực tiếp vào hồ Tây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt, đại diện một số cơ quan chức năng khẳng định, nước thải của khách sạn, nhà hàng, khu dân cư xung quanh hồ chảy vào hệ thống thu gom riêng. Trong khi đó, UBND quận Tây Hồ cho biết, vẫn còn hiện tượng cống xả đổ nước thải xuống hồ Tây.
Các lực lượng chức năng đang nỗ lực dọn sạch cá chết ở Hồ Tây.

Nỗ lực 'giải cứu' Hồ Tây

TP - Xác định vụ việc hàng chục tấn cá, trong đó có nhiều loại cá tầng đáy trọng lượng 4 - 5 kg đột ngột chết là sự cố nghiêm trọng, Sở TN&MT Hà Nội, UBND quận Tây Hồ và nhiều cơ quan chuyên môn đang khẩn trương phân tích các mẫu vật, truy tìm nguyên nhân cá chết để công bố với người dân trong thời gian sớm nhất.