TPO - Em Vũ Đức Vinh, học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ, em có một chút tiếc nuối do những sai lầm nhỏ nên chỉ đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế vừa diễn ra ở Anh. Tuy nhiên, chàng trẻ tuổi nhất trong đội tuyển cho rằng, tấm huy chương ý nghĩa trong ngày hôm nay Ninh muốn tặng cho cả thầy cô, bạn bè của mình, đặc biệt, cho người anh trai cũng rất “đặc biệt” của em.
TPO - PGS. TS Chu Cẩm Thơ cho rằng sự chênh lệch điểm chuẩn quá lớn vào lớp 10 năm nay tại Hà Nội là rất đáng suy ngẫm khi tiếp cận từ chất lượng giáo dục.
TPO - "Gian lận điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình là quá nghiêm trọng. Đúng là quá trắng trợn và coi trời bằng vung", Giáo sư Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm.
TPO - Liên quan đến xử lý 'gian lận' điểm thi THPT 2018 với PGS Lê Hữu Lập- Nguyên Phó giám đốc HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, Bộ GD&ĐT lúng túng là đúng thôi.
TPO - Liên quan đến việc Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn bị tố xâm hại tình dục nhiều học sinh nam, TS Tâm lý Trần Thành Nam cho rằng rất sốc và đặt câu hỏi sao thầy cô biết mà không tố giác lại còn trêu đùa học sinh?
TPO - 13 tuổi, dịch giả Nguyễn Bích Lan buộc phải nghỉ học ở nhà bởi căn bệnh loạn dưỡng cơ không có phương pháp điều trị. Nhưng không đầu hàng số phận, chị đã tự học và nổi tiếng với việc dịch hơn 30 đầu sách và là một nhà văn với nhiều tác phẩm sáng tác.
TPO - PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT; Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, vụ việc cô giáo ở Quảng Bình đó không chỉ là một cái tát vào bệnh thành tích mà còn khiến nhiều người cảm nhận được sự đau đớn từ sự việc này.
TPO - TS Lê Viết Khuyến, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, tháo gỡ về vấn đề tự chủ đại học là một chủ trương đúng. Nhưng tháo gỡ thế nào, bước đi ra sao mới là điều đáng để bàn.
TPO - Trước ý kiến có thể thi tốt nghiệp THPT vài lần trong năm, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - Nguyên Trưởng ban đào tạo trường ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng làm thế sẽ loạn.
TPO - Trước những vụ lùm xùm về giáo dục gây chấn động thời gian qua, Thầy Lê Đức Vĩnh- Nguyên trưởng Khoa Toán, Học viện Nông nghiệp Hà Nội cho rằng, niềm tin của xã hội đối với ngành Giáo dục bị giảm sút nghiêm trọng.
TPO - “Thực sự tỉ lệ tốt nghiệp tỉ trọng gần 98% như năm nay thì công sức mình bỏ ra cuối cùng chỉ là loại bỏ 2% thì không đáng, trong khi đó lại đầy vấn đề phát sinh”- TS Lê Trường Tùng- Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT nêu quan điểm.
TPO - “Tôi giờ vẫn còn rất nhiều lo lắng... Có rất nhiều đe dọa, có thể đó không phải đe dọa từ những người trong cuộc mà cả những người không liên quan nhưng họ cứ đe dọa”- Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc (giáo viên ở Hà Nội) là một trong 3 người đầu tiên phát giác, tố cáo những tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang và một số tỉnh khác chia sẻ.
TPO - Buổi họp công bố về điểm thi ở Lạng Sơn mang tính thông tin một chiều, anh em phóng viên không được hỏi thành ra dư luận rất dễ nghi ngờ rằng có điều gì ẩn khuất
TPO - Sau kỳ thi THPT quốc gia, nhiều quan điểm trái chiều về việc giữ hay bỏ kỳ thi này. Trong đó, có ý kiến cho rằng, cần ra đề mở và cho phép thí sinh sử dụng tài liệu trong thi cử.
TPO - TS tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, điều đáng buồn là Thùy D. có thể không chỉ chịu bạo hành thể chất từ anh rể mà có thể phải chịu các hình thức bạo hành khác từ các thành viên trong gia đình.
TPO - Việc 41 ứng viên không được công nhận đạt chuẩn GS, PGS năm 2017, trong đó nhiều ứng viên hồ sơ có biểu hiện gian 'dối' đang gây bức xúc dư luận. TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, điều đáng buồn là hình ảnh các GS, PGS chân chính, chuyên nghiệp đã bị mờ đi bởi những ứng viên GS, PGS nghiệp dư làm cho "vàng thau lẫn lộn".
TPO - Trước sự việc phụ huynh phạt cô giáo quỳ, TS Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, phản ứng rút lui của lãnh đạo nhà trường trước phụ huynh cũng phản ánh rằng ở trong mỗi nhà trường, mỗi lớp học đều có những phụ huynh quyền lực, có quan hệ và có thể tác động đến các cấp quản lý. Phạt cô giáo quỳ do xót con thì ít mà vì sĩ diện bản thân thì nhiều.
TPO - “Chức danh GS, PGS không giúp ích gì cho công việc của các quan chức mà còn hạ thấp giá trị của chức danh. Nền khoa học Việt Nam tổn thương vì bị xã hội coi thường chính là do sự lạm phát chức danh như thế này.” GS. TSKH Ngô Việt Trung, Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội chia sẻ.
TPO - Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 1/3, GS.TSKH Phạm Gia Khánh - Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư (HĐCDGS) ngành Y cho biết, hồ sơ của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị xem xét lại bởi có một số đơn thư khiếu nại.
TPO - Lê Nguyễn Thiên Hương là người sáng lập, điều phối Hành động vì Sơn Đòong (#SaveSonDoong) vừa được Tạp chí Forbes Vietnam vinh danh là một trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật của Việt Nam năm 2018, “30 Under 30” chia sẻ, cô thích mọi người gọi mình là “Cavegirl”- cô gái hang động vì một phần cũng là vì mọi người công nhận và ủng hộ những gì chị làm.
TPO - TS Tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cách thức phổ biến nhất thường là tự cắt tay bằng dao lam (với nữ) và tự đập đầu, đánh mình, tự đốt cơ thể mình (với nam). Nếu những hành vi cố ý gây tổn thương vùng mặt, mắt, cổ, ngực, hoặc cơ quan sinh dục thì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn.
TPO - “Tôi phải gấp rút làm việc này. Tôi dự định tháng 3 công bố trong giới khoa học phần 2 nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ nhưng bây giờ thì làn sóng xô đẩy tôi, bắt buộc tôi phải xong sớm. Để kết thúc nó phải tăng tốc độ lên”- PGS Bùi Hiền nói về việc công bố bản hoàn chỉnh về nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ gồm cả phần phụ âm và nguyên âm.
TPO - “Sao gọi lãng phí được. Khi tiêu không chính đáng, không đúng mục đích nên sao gọi chính sách này là lãng phí. Nếu mình nuôi các em sinh viên sư phạm ra một đội ngũ giáo viên tốt thì đấy là một diễm phúc của dân tộc”- GS Phạm Minh Hạc nói như vậy khi có đề xuất bỏ chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm.
TPO - TS Lê Viết Khuyến- Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm chỉ nên áp dụng ở một thời kỳ còn việc làm cào bằng như gần 20 qua là một sự lãng phí lớn và mang tính chất hình thức.
TPO - Tác giả Nguyễn Sóng Hiền cho rằng xã hội tiến bộ phải hướng tới sự tôn trọng những ý kiến, quan điểm ngược với số đông. Thực tế thì những cái mới, những quan điểm mới đi ngược và thậm chí chống đối lại những cách nghĩ và cách tư duy truyền thống ở bất kỳ xã hội cũng dễ nhận lấy sự phản kháng ban đầu.
TPO - TS Tâm lý Trần Thành Nam, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng phát biểu “nên loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi SGK Ngữ văn lớp 11 để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh” là một đề xuất chủ quan thiếu căn cứ.
TPO - GS.TS Nguyễn Văn Lợi, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, những cải tiến của PGS Bùi Hiền đưa ra không có cơ sở khoa học, đặc biệt nó vi phạm nguyên tắc tiện lợi trong vấn đề tiếp nhận.
TPO - Nói về clip phát tán trên mạng được xác định do học sinh Trường THCS Trường Yên (Chương Mỹ, Hà Nội) ghi lại cảnh đánh hội đồng một nữ sinh, TS Tâm lý Trần Thành Nam, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc Gia Hà Nội cho rằng, có những trường hợp học sinh sau khi nhìn lại hình ảnh mình bị đánh trên mạng đã lên kế hoạch tự tử để “những kẻ bắt nạt phải hối hận”.
TPO - Để thực hiện những dự án vì cộng đồng còn dang dở, chàng trai Nguyễn Quang Minh, sinh viên chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (Đại học Ngoại thương) đã từ chối 10 suất học bổng tại các trường đại học Mỹ.