TS Lê Trường Tùng: Đổ bao nhiêu công chỉ loại 2% thí sinh, không đáng

TS Lê Trường Tùng
TS Lê Trường Tùng
TPO - “Thực sự tỉ lệ tốt nghiệp tỉ trọng gần 98% như năm nay thì công sức mình bỏ ra cuối cùng chỉ là loại bỏ 2% thì không đáng, trong khi đó lại đầy vấn đề phát sinh”- TS Lê Trường Tùng- Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT nêu quan điểm.

Trao đổi với phóng viên Báo Tiền Phong, TS Lê Trường Tùng cho rằng, kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia (kỳ thi 2 trong 1) đã hết giai đoạn lịch sử và đến lúc phải thay đổi.

Dốt không phải là cái tội, trung thực mới là điều quan trọng

PV: Dư luận ngày qua nói nhiều về sự gian lận trong thi cử, đỉnh điểm ở Hà Giang, Sơn La và Lạng Sơn. Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả của thí sinh không còn đáng tin cậy nữa. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

TS Lê Trường Tùng: Tuyển sinh đại học năm nay đối với nhiều trường dựa vào kết quả thi để tuyển thì độ tin cậy không cao vì phải tuyển một số thí sinh không có chất lượng như mình mong muốn. Nhưng theo tôi, chuyện ấy cũng không bằng việc khi có chuyện gian lận điểm thi.

Nó thể hiện ở chỗ, một số em đáng lẽ không được tuyển vào những trường ấy thì lại được vào và đương nhiên là chiếm chỗ những em khác. Tuy nhiên, các trường xem như tuyển nhầm đi. Một số em tố chất không phù hợp thì thực ra còn cả 4 năm đào tạo mà quản trị đại học tốt thì vẫn có cơ cấu nhận dạng, loại bỏ, thậm chí cả hỗ trợ cùng các em khắc phục hạn chế ban đầu để theo kịp được chương trình.

PV: Vậy theo ông, điều đáng lo ngại nhất sau vấn nạn gian dối trong thi cử này là gì và các trường đại học không cần một cuộc “sát hạch” nào nữa mà cứ tuyển thí sinh vào như mọi năm?

Nhưng cái lo ngại nhất của các trường đại học là vấn đề: ở ta vì chuyện thi cử, xem mục tiêu thi cử là mục tiêu tối thượng. Cái đó nảy ra những cái không trung thực xảy ra trong quá trình học tập xảy ra liên quan đến làm thế nào có điểm thi không phải như thực học của mình. Cái đấy mới là cái đáng lo ngại vì nó liên quan đến đạo đức, hình thành phong cách sống, quan điểm, mặt bằng đạo đức của xã hội, nó sẽ ảnh hưởng đến tương lại và làm việc của các em sau này.  

Vấn đề dốt hay giỏi một chút, về mặt nguyên tắc không phải là tội. Tóm lại em nào cũng có quyền dốt nhưng không trung thực là rất khó chấp nhận không trung thực. Trường đại học thực sự lo chuyện ấy hơn. Thứ nhất, nếu các em không trung thực thì không biết các em yếu thật hay là không. Cái thứ hai là, nguồn lực của nhà trường tập trung vào đối phó với cái không trung thực của học sinh, đối phó với việc thi cử của học sinh thì  mất thời giờ, không có nguồn lực
thời giờ làm việc quan trọng hơn.

Bộ cứ “thả ra” đi, các trường làm được hết

PV: Thưa ông, đã sau những tin “chấn động” ở các tỉnh có gian lận vừa qua, đã đến lúc nên bàn một cách nghiêm túc đó là có nên xem xét lại kỳ thi THPT quốc gia hiện nay - hay còn gọi là kỳ thi “2 trong 1”?

Theo ý kiến cá nhân, kỳ thi này đã hết giai đoạn lịch sử của nó rồi vì nó liên quan đến tuyển sinh đại học. Trong năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã giao quyền tự chủ cho các trường khá nhiều và trong chuyện tự chủ thì dễ nhất là tự chủ tuyển sinh. Chính năm nay Bộ bỏ điểm sàn không phải bộ buông lỏng chất lượng mà Bộ để chất lượng các trường tự quyết định và Bộ sẽ xem các trường tự quyết thế nào. Nên Bộ cho các trường quyết định chất lượng nhưng trường nào chất lượng thấp thì Bộ nhắc nhở ngay và một số trường đừng dại gì cho điểm thấp . 

Tự chủ tuyển sinh là chuyện dễ nhất và các trường tự quyết định đầu vào như thế nào. Đối với các trường, việc vận dụng kết quả phổ thông như thế nào là việc của từng trường chứ Bộ không can thiệp vào. Năm 2018, Bộ cho các trường tự xây dựng đề án tuyển sinh, Bộ phê duyệt thôi còn các trường tự công bố.  Hiện nay, các trường tuyển sinh đại học dựa một phần dựa vào kết quả THPT,  kết quả học bạ, kết hợp thi tuyển riêng đó là việc của các trường Bộ không can thiệp trừ việc lấy điểm thấp bất bình thường.

Tóm lại, theo tôi,  không cần gộp chung hai kỳ thi này vào với nhau chưa nói việc duy trì kỳ thi 2 in 1 bây giờ gặp khó khăn khi đề đảm bảo được cả đề thi đại học và đề thi phổ thông.  Làm sao bắt thí sinh không học ngành liên quan đến Toán mà vẫn phải làm đề Toán nâng cao nếu không làm thì điểm thấp. Như vậy, không còn là 2 in 1 nữa rồi. Về nguyên tắc tách hai kì thi này ra, giao đại học về cho các trường còn phổ thông giao cho các Sở.

Thực sự, tỉ lệ tốt nghiệp tỉ trọng gần 98% như năm nay thì công sức mình bỏ ra cuối cùng loại bỏ 2% thì không đáng, trong khi đó đầy vấn đề phát sinh.

PV: Tuy nhiên, nếu để các trường tự tuyển sinh thì lại kêu khó, ví dụ như khâu ra đề thi. Vậy ông có thể chia sẻ gì không?

Bộ đang tiếp tục làm thì họ (các trường đại học - PV ) không phải làm cho nên họ tìm lí do.  Thực ra, một trường đại học dạy 100 môn cho sinh viên, một năm tổ chức bao nhiêu kì thi cho sinh viên, tổ chức nghiên cứu, làm luận văn cho sinh viên thì đó là lí do đó là vớ vẩn.
Chả có ông hiệu trưởng nào thực sự lên tiếng cả vì nếu thực sự kêu thế, không cẩn thận Bộ GD&ĐT cách chức, vì không làm cái này được thì anh quản lý trường làm gì. 

Đúng là các trường đang muốn vẫn dựa vào Bộ như vậy. Nếu Bộ không tỉnh táo tiếp tục làm thì sai sót bộ chịu trách nhiệm chứ  tôi tin Bộ cứ “thả ra” thì các trường làm được hết ấy mà . Cứ có chỗ dựa thì các trường vẫn cứ dựa thôi. 

Nhưng thực chất phải hiểu thế này vấn đề tuyển sinh đại học là chọn ra sinh viên có tố chất phù hợp với ngành học sau này, và mỗi một trường có những yêu cầu khác nhau khác nhau. Thi phổ thông là nắm bắt, vận dụng kiến thức phổ thông. Hai cái đó nguyên tắc không phải là 1. Và khi mình gộp vào làm 1 thì mình đang cố muốn hiểu là học phổ thông tốt thì chắc học đại học sẽ tốt, nhưng thực chất là không phải thế.

Xin cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.