Xe cứu thương chở cán bộ đi họp

Xe cứu thương biển số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Sáu Nghệ.
Xe cứu thương biển số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Sáu Nghệ.
TPO - Ngày 14/11, tại TP Cần Thơ, Bộ môn Da Liễu của Trường ĐH Y dược Hà Nội và Bệnh viện Da liễu Trung ương tổ chức hội nghị khoa học “Giảng dạy và đào tạo chuyên ngành da liễu”. Từ sáng sớm, khu vực hội nghị đã có rất đông ô tô đưa cán bộ khắp nơi về dự, trong đó có 3 xe cứu thương.

Các xe cứu thương này mang biển số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Hậu Giang.

Xe cứu thương chở cán bộ đi họp ảnh 1

Xe cứu thương biển số tỉnh Cà Mau. Ảnh: Sáu Nghệ.

Danh sách đăng ký đại biểu của Ban tổ chức hội nghị: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có các Bác sĩ Đỗ Ngọc Chấn, Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Văn Nhượng; tỉnh Cà Mau có các Bác sĩ Trần Hiến Khoá, Ngô Thanh Tân; tỉnh Hậu Giang: Bác sĩ Nguyễn Xuân Khôi, Nguyễn Văn Hải. Các bác sĩ này là cán bộ của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội các tỉnh.

Xe cứu thương chở cán bộ đi họp ảnh 2

Xe cứu thương biển số tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Sáu Nghệ.

Trong buổi sáng, PV Tiền Phong gặp Bác sĩ Nguyễn Xuân Khôi, Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Hậu Giang.

Bác sĩ Khôi thừa nhận, ngồi xe cứu thương đi họp là sai. Tuy nhiên, Bác sĩ Khôi cũng giải thích: “Vì cơ quan không có xe nên quá giang xe cứu thương đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Tôi sẽ bảo lái xe chạy xe về ngay”.

MỚI - NÓNG
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
TPO - Chung cảnh ngộ không người thân, ông Thành và bà Thuỷ tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về ở chung. Suốt hơn 50 năm qua, cặp vợ chồng nghèo dựa vào nhau mà sống, trôi dạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi chọn cho mình nơi gầm cầu Long Biên là điểm dừng chân cuối cùng. Đối với ông, sự xuất hiện của bà là niềm động lực duy nhất khiến ông đi hết quãng đời còn lại.
Nhiều nông dân “treo chuồng” vì không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi. Ảnh: U.P
Nhà nông, doanh nghiệp nhỏ đói vốn
TP - Chi phí sản xuất tăng cao, giá của sản phẩm đầu ra lao dốc, trong khi không tiếp cận được vốn ngân hàng, kể cả các gói tín dụng lãi suất ưu đãi… khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nông dân chăn nuôi phía Nam ngưng trệ sản xuất.