Việc Triều Tiên phóng tên lửa đúng ngày Quốc khánh Mỹ, lãnh đạo Mỹ-Nhật-Trung vừa điện đàm về các vấn đề liên quan tới Triều Tiên, Nga-Trung đang tiến hành họp thượng đỉnh, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ cách đây chưa lâu. Và đặc biệt là trước thềm các cuộc gặp thượng đỉnh song phương giữa Trung-Mỹ, Nga-Mỹ bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Đức.
Động thái này của Triều Tiên thu hút sự quan tâm lớn của dư luận thế giới.
Ngay sau khi Triều Tiên thử tên lửa, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng an ninh quốc gia (NSC).
Cuộc họp, bắt đầu vào lúc 11 giờ 30 (tức 9 giờ 30 giờ Hà Nội) cùng ngày, dự kiến nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng phòng thủ của Hàn Quốc trước các hành động khiêu khích tiếp theo.
Trước đó, theo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), lúc 9 giờ 40 (tức 7 giờ 40 giờ Hà Nội), Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo chưa được xác định từ khu vực lân cận Banghyon, tỉnh Bắc Pyongan gần biên giới với Trung Quốc ra cùng Biển Nhật Bản. JSC cho biết tên lửa đã bay xa được vài trăm km trước khi rơi xuống biển.
Trong khi đó, Đài truyền hình NHK của Nhật Bản dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này, cho biết Triều Tiên đã phóng một tên lửa và có thể rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Trước đó trong cuộc điện đàm với lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tưởng Nhật Bản Abe tái khẳng định Liên minh Mỹ - Nhật Bản đã sẵn sàng đáp ứng bất kì hành động đe dọa nào của Bình Nhưỡng.
Bên cạnh đó, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Tập, nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẽ tham gia quá trình thúc đẩy phi hạt nhân hóa ở Triều Tiên.
Theo các chuyên gia về tình hình Bán đảo Triều Tiên, việc ông Kim jong-un ra lệnh phóng thử tên lửa mới đúng vào dịp Quốc Khánh Mỹ, Tổng thống Mỹ Donal Trump dự kiến ông Trump sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Đức.
Một trong những nội dung trọng tâm tập trung thảo luận sẽ là các mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Do đó, việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa vào thời điểm nhạy cảm như vậy nhằm mục đích cảnh báo Mỹ và các nước liên quan "chớ làm gì" gây phương hại tới lợi ích của Triều Tiên.