TP - Ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh) cho biết, ông và cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vừa gửi nhiều kiến nghị đến Thủ tướng và loạt bộ, ngành liên quan việc thực hiện giải pháp để bình ổn thị trường xăng dầu trong thời gian tới.
TP - Nhiều thương nhân phân phối cùng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vừa gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng nêu loạt bất cập trong kinh doanh xăng dầu chưa được Bộ Công Thương tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo nghị định mới về lĩnh vực này gây khó cho hoạt động kinh doanh.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện nhiều doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho rằng, vấn đề khó khăn nhất và là lối thoát duy nhất cho thị trường hiện nay chính là Bộ Tài chính thực hiện ngay việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu mối tạo nguồn thông qua điều chỉnh đủ các khoản chi phí cho doanh nghiệp. Nhiều đơn vị đã liên tục bị lỗ, mất vốn từ cuối năm 2021 đến nay.
TP - Ngày 2/11, trao đổi bên lề kỳ họp, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, ngoài việc xử lý bất ổn đang có trên thị trường xăng dầu, cơ quan quản lý cần thay đổi toàn diện về cơ chế, cách thức vận hành điều hành, quản lý thị trường xăng dầu.
TP - Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, cùng với việc liên tục bị phản ánh những vấn đề liên quan đến thị trường xăng dầu bị gián đoạn nguồn cung thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn cho biết, đang chịu sức ép vô lý từ các cơ quan quản lý. Việc cơ quan điều hành không lắng nghe ý kiến trình bày của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân khiến thị trường rối loạn thời gian qua.
TP - Sáng 10/10, hình ảnh người dân phải xếp hàng dài, chờ 30 phút để đổ xăng tại một số cây xăng lớn, thuộc hệ thống xăng dầu của Tập đoàn Petrolimex,… khiến nhiều người ngạc nhiên. Trong khi, tại các cửa hàng nhỏ, tiếp tục thông báo tạm ngừng bán hàng vì… hết xăng.
TP - Chuyên gia trong ngành cho rằng, Bộ Công Thương cần minh bạch việc điều hành thông qua làm rõ vai trò của khoảng 500 thương nhân phân phối và các tổng đại lý xăng dầu trong thời gian vừa qua.
TP - Các góc khuất của ngành xăng dầu đã được chính những doanh nghiệp bán lẻ công bố do phải chịu quá nhiều sự chèn ép từ chính các doanh nghiệp đầu mối cũng như cơ quan quản lý. Việc điều hành không kịp thời và tồn tại hàng loạt quy định không cần thiết được cơ quan quản lý “vẽ” ra đang khiến doanh nghiệp bán lẻ đứng trước nguy cơ phá sản cận kề.
TP - Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, không chỉ ở nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam, tình trạng các cây xăng bán lẻ ở Hà Nội bán nhỏ giọt, giảm nhân viên đứng bán, treo biển tạm hết xăng, hết dầu xuất hiện nhiều từ cuối tuần qua.
TP - Sau khi điều chỉnh giá xăng - dầu, tại các tỉnh ở miền Tây cơ bản đảm bảo cho việc cung ứng, nhưng cũng có tình trạng một số cửa hàng treo biển hết xăng hoặc bán nhỏ giọt…
TP - Hiện nay, nhu cầu sử dụng xăng dầu của doanh nghiệp và người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tăng cao, nhất là vào vụ thu hoạch lúa, khai thác thủy sản. Tuy nhiên, những ngày gần đây xảy ra tình trạng nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu chỉ bán nhỏ giọt khiến người dân lo lắng.
TP - Tổng Cục Quản lý Thị trường cho biết, nhiều Sở Công Thương và Cục Quản lý Thị trường các địa phương đã có báo cáo về tình hình bán xăng dầu nhỏ giọt, bán theo số lượng hạn định, ngừng bán. Lý do được đưa ra là đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu bị cắt chiết khấu.
TP - Dù đang vào mùa cao điểm du lịch hè nhưng các doanh nghiệp lữ hành lâm tình cảnh khó khăn do giá xăng, dầu tăng cao vút “ăn” vào doanh thu, lợi nhuận.
TP - Chiều 14/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá họp với một số bộ ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu; yêu cầu các bộ ngành, địa phương xây dựng các kịch bản ứng phó phù hợp.
TP - Với tốc độ tăng giá dầu thế giới như vừa qua, giá xăng dầu trong nước liên tiếp tăng theo và được dự báo sẽ vượt trên 30.000 đồng/lít, cộng đồng doanh nghiệp đang đứng ngồi không yên. Nếu không có giải pháp giảm thuế phí kịp thời và đủ lớn để kìm bớt đà tăng giá xăng dầu, nền kinh tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
TP - Sau khi Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng ráo riết vào cuộc kiểm tra tình trạng rối loạn nguồn cung xăng dầu, thị trường đã dần ổn định. Nhưng các chuyên gia cho rằng, phải đến giữa tháng 3 nguồn cung mới ổn định.
TP - Theo PGS.TS, chuyên gia kinh tế Ðinh Trọng Thịnh, Việt Nam hiện điều hành giá xăng dầu theo biến động giá xăng dầu thế giới, chu kỳ 10 ngày/lần. “Việc can thiệp giảm giá xăng dầu sẽ đi ngược lại kinh tế thị trường, mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế”, ông Thịnh nói.
TP - Giá dầu thế giới đã tăng tuần thứ 8 liên tiếp trong khi căng thẳng giữa Ukraine và Nga làm dấy lên nỗi lo về nguồn cung toàn cầu giảm xuống, Bloomberg đưa tin ngày 12/2.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng, việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất dẫn đến rối thị trường thời gian qua chủ yếu là do cách điều hành thiếu nhạy bén của Bộ Công Thương. Cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng cần xem lại các ưu đãi trong hợp tác.
TP - Nhiều cây xăng dầu tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Trong khi đó, Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, người dân rất cần nhiên liệu phục vụ tưới tiêu.
TP - Việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khó khăn tài chính phải giảm công suất, ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trong nước đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho việc đàm phán liên doanh liên kết của doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp thuộc ngành quan trọng của nền kinh tế.
TP - Theo các chuyên gia trong ngành xăng dầu, với những doanh nghiệp (DN) làm xăng dầu giả, buôn lậu xăng dầu bị công an phát hiện, xử lý thời gian qua, cơ quan quản lý có thể và cần truy lại ngay việc cấp phép.
TP - Trao đổi với Tiền Phong, đại diện một số doanh nghiệp (DN) đầu mối cho rằng, thị trường xăng dầu nhìn bề ngoài yên ổn nhưng những cơn sóng ngầm cạnh tranh khiến DN nhiều khi đau đầu, nhất là trong bối cảnh thị trường đang khan nguồn cung hiện nay.
Ngày 20/4 (rạng sáng 21/4 giờ Việt Nam) đã trở thành ngày lịch sử của ngành dầu mỏ thế giới, sau khi giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây Texas, Mỹ) giao tháng 5 rơi xuống mức -37,63 USD/thùng, do chịu tác động của đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, các công ty năng lượng hết chỗ chứa dầu.
VCCI cho rằng nguồn cung của thị trường xăng dầu có thể bị lũng đoạn bởi các thương nhân đầu mối và đề xuất Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp.