Thị trường tiền tệ 6 tháng cuối năm: Lo nhất điều gì?

Điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm , NHNN phải lưu ý vấn đề gì tỷ giá,. lãi suất hay kiểm soát tín dụng
Điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm , NHNN phải lưu ý vấn đề gì tỷ giá,. lãi suất hay kiểm soát tín dụng
TPO - Lãi suất cho vay VND liệu có tăng, dòng vốn tín dụng sẽ hướng vào sản xuất hay lại chảy sang các thị trường đầu cơ như chứng khoán, bất động sản; tỷ giá sẽ đối mặt với mức tăng 3% hay 4%. Đâu sẽ là điều Ngân hàng Nhà nước quan ngại nhất trong diễn biến thị trường tiền tệ 6 tháng cuối năm?

6 tháng đầu năm: Phấn khởi!

Thông tin mới nhất về hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm được Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng chia sẻ tại phiên họp Chính phủ với các địa phương mới đây cho thấy: tính đến ngày 26/6, tín dụng tăng gần 6,9% so với cuối năm 2017. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến chế tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đặc biệt, mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ổn định trong bối cảnh sức ép lạm phát lớn hơn nhiều so với năm trước, thậm chí mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 0,5%, qua đó hỗ trợ cho cộng đồng DN, cho người dân tiếp cận tín dụng với chi phí thấp.

Thị trường tiền tệ 6 tháng cuối năm: Lo nhất điều gì? ảnh 1 Lãi suất VND ổn định khiến vay mượn của người dân và DN cũng 'dễ  thở" hơn  

Có được kết quả tích cực này theo lãnh đạo NHNN, một phần cũng bởi ngay từ đầu năm cơ quan này đã “quan điểm rắn” trong việc chỉ đạo hệ thống các TCTD tập trung tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh. Song song với đó, NHNN liên tục gửi văn bản nhắc nhở các TCTD không được cho vay nhiều vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. xuất.

Lãnh đạo NHNN cũng khẳng định, quan điểm của NHNN là chất lượng tín dụng đặt lên hàng đầu, đảm bảo vốn sử dụng hiệu quả, dòng vốn được tập trung chủ yếu vào sản xuất kinh doanh. Cũng chính bởi vậy nên dù TTTD thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng tới 7,08%, cao nhất so với cùng kỳ của 8 năm qua.

Liên quan đến thị trường ngoại hối, theo Thống đốc cho biết, sự ổn định của lạm phát, lãi suất là yếu tố hỗ trợ tích cực giúp thị trường ngoại hối, tỷ giá không biến động nhiều.  6 tháng đầu năm tỷ giá tăng xấp xỉ 1%, trong khi ở nhiều nước đồng nội tệ mất giá đáng kể so với USD. ( tuy nhiên trong tháng 7 này tỷ giá đã tăng mạnh hiện lên tới hơn 2,3%) .

Thị trường tiền tệ 6 tháng cuối năm: Lo nhất điều gì? ảnh 2 Nắn dòng vốn tín dụng  vào các lĩnh vực sản xuất là mục tiêu NHNN yêu cầu các NHTM thực thi 

Cụ thể hơn, 6 tháng đầu năm NHNN đã mua thêm khoảng trên 11 tỷ USD, tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng trên 63,5 tỷ USD. Mặc dù trong những ngày gần đây tỷ giá có bước tăng mạnh hơn, nhưng diễn biến trên nằm trong kế hoạch kịch bản NHNN đã lên từ đầu năm và chủ yếu do tác động yếu tố khách quan từ việc tăng giá đồng USD trên thị trường quốc tế, diễn biến xuất nhập khẩu 2 tháng trở lại đây Việt Nam nhập siêu trở lại.

Chia sẻ, một lãnh đạo NHTM thừa nhận: Chưa có năm nào NHNN đưa ra nhiều văn bản cảnh báo nhắc nhở tới các TCTD thực hiện nghiêm túc trong tăng trưởng tín dụng (TTTD) như trong năm nay. “Điều đó cho thấy quyết tâm của ngành Ngân hàng đảm bảo dòng vốn đi vào nơi sản xuất”, vị này thừa nhận.

Cuối năm: lo gì?

Dù hoạt động ngân hàng đạt được kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm, nhưng với những thay đổi chính sách tài chính, thương mại… cùng sự biến động của giá cả hàng hóa thế giới, nhất là giá dầu trong thời gian qua, các chuyên gia đều khuyến cáo NHNN càng phải thận trọng trong điều hành chính sách. Diễn biến lạm phát cơ bản duy trì trong biên độ từ 1,3%-1,5%  được đánh giá rất tích cực góp phần quan trọng để đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%.   

TS. Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) lưu ý, hiện có những tín hiệu cho thấy có thể không cần thiết phải đẩy vốn quá nhiều ra nền kinh tế.  “6 tháng đầu năm tín dụng tăng thấp hơn so với năm ngoái nhưng tăng trưởng GDP vẫn cao hơn, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đã được nâng lên nhiều. Do đó, trong thời gian còn lại, điều mà NHNN quan tâm nhất đó là chất lượng, hiệu quả tín dụng chứ không phải chạy theo con số”, ông Hùng nhấn mạnh.

Tuần cuối tháng 7 đầu tháng 8 (tuần từ 30/7 - 3/8), cặp tỷ giá USD/VND lại tiếp tục có "sóng" trên thị trường.  So với đầu năm, tỷ giá trung tâm đã tăng 1,12% trong khi giá USD ngân hàng tăng 2,6 – 2,7%, là các mức tăng cao hơn nhiều so với dự báo. Ngoài thị trường tự do, giá USD tuần qua cũng biến động mạnh,( phiên 3/8  bán ra cao nhất tới 23.580 đồng).  Với những diễn biến này, tỷ giá liệu sẽ là vấn đề quan ngại?  

Thị trường tiền tệ 6 tháng cuối năm: Lo nhất điều gì? ảnh 3 Dự trữ ngoại hối đã lên đến kỷ lục 63,5 tỷ USD tuy nhiên theo HSBC, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán ròng ra 2,5 tỷ đợt giá USD biến động tháng 7 vừa qua 

Phân tích, ông Phạm Chí Quang Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ  NHNN cho biết: Tâm lý kỳ vọng tăng của thị trường nhiều khi là yếu tố tác động khó đoán và xử lý nhất. Do đó, ngoài phân tích diễn biến, NHNN luôn phải cập nhật thông tin chuẩn xác về nhu cầu thực. “Chúng tôi thấy đây là yếu tố dễ tác động nhất ví như thị trường cứ nghĩ phải tăng là muốn tăng”, ông Quang nói.

Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng từ đầu năm đến nay NHNN luôn chủ động các phương án để điều hành tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ khi cung - cầu thị trường có vấn đề, đảm bảo trên thị trường ngoại tệ được thông suốt. “Ngay cả những ngày thị trường biến động với tâm lý kỳ vọng tăng nhất, NHNN vẫn rất bình tĩnh bởi chúng tôi luôn theo sát diễn biến cung cầu thực. Việc chủ động bán ra ngoại tệ đã khiến thị trường lập tức dịu ngay”, Thống đốc nói với Tiền phong.

Về lãi suất VND, đại diện NHNN cũng khẳng định đang ở mức hấp dẫn và thực dương ( cao hơn lạm phát). Do đó, gửi VND vẫn luôn có lợi hơn so với găm giữ USD.

Như Tiền Phong đã thông tin trước đó, ngày 2/8, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã ban hành Chỉ thị số 04 /CT-NHNN về việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2018.  NHNN yêu cầu các đơn vị kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng TCTD theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra; Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông;…. Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý ngoại hối, ổn định thị trường ngoại tệ, hạn chế tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong lãnh thổ. Kiểm soát chặt việc cho vay bằng ngoại tệ, giảm dần và có lộ trình chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.