TP - Tại thời điểm này, các ngân hàng thương mại đua nhau tung các gói lãi suất vay ưu đãi với bất động sản. Thậm chí, có nhà băng còn chấp nhận tài sản thế chấp bằng hợp đồng thuê bất động sản để kích cầu tăng trưởng tín dụng. Ồ ạt bơm vốn lãi suất rẻ cho cả chủ đầu tư lẫn người vay bất động sản là tín hiệu kích dòng vốn chảy vào thị trường này.
TPO - Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng thêm 1,5-2% nhưng nhìn chung các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà vẫn rất khó vay vốn.
TPO - Việc ngân hàng siết tín dụng và quá trình phát hành trái phiếu gặp nhiều rào cản khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đua nhau huy động vốn trái luật dưới hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thiện chí…
TP - Người ta vẫn ví trong chiếc bình thông đáy thì vốn chứng khoán - ngân hàng - bất động sản vẫn luôn chảy thông đồng. Tuy nhiên, thị trường vốn ở Việt Nam nhiều năm nay phụ thuộc vào nguồn tín dụng ở hệ thống ngân hàng. Bởi theo thống kê, hiện tổng tín dụng được cấp qua kênh ngân hàng xấp xỉ 7,5 triệu tỷ đồng, tương đương với 130% GDP trong khi quy mô TTCK hiện tại chỉ ở mức 3 triệu tỷ.
TPO - Lãi suất cho vay VND liệu có tăng, dòng vốn tín dụng sẽ hướng vào sản xuất hay lại chảy sang các thị trường đầu cơ như chứng khoán, bất động sản; tỷ giá sẽ đối mặt với mức tăng 3% hay 4%. Đâu sẽ là điều Ngân hàng Nhà nước quan ngại nhất trong diễn biến thị trường tiền tệ 6 tháng cuối năm?
TPO - ‘Chỉ thị 04’ về điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm 2018 vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng vừa ký ban hành với thông điệp "rắn" xuyên suốt đó là kiên quyết kiểm soát dòng vốn ngân hàng tránh chảy mạnh vào những lĩnh vực rủi ro như BOT, bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản.