Thông điệp ‘rắn’ của Ngân hàng Nhà nước:

Thống đốc yêu cầu kiểm soát chặt tiền 'chảy' vào BOT, bất động sản

TPO - ‘Chỉ thị 04’ về điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm 2018 vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng vừa ký ban hành với thông điệp "rắn" xuyên suốt đó là kiên quyết kiểm soát dòng vốn ngân hàng tránh chảy mạnh vào những lĩnh vực rủi ro như BOT, bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản.

Kiểm soát vốn vào chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng

Chỉ vài ngày sau phiên họp Chính phủ, Thống đốc Hưng đã ký ban hành chỉ thị 04 về điều hành CSTT 6 tháng cuối năm. Theo đó, ngoài việc Ngân hàng Nhà nước nhất quán “giữ lời”  không thay đổi quan điểm điều  hành về tăng trưởng tín dụng, tỷ giá,cơ quan này còn một lần nữa  tái nhắc lại thông điệp kiểm soát chặt dòng vốn dễ chảy vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Cụ thể, tại Chỉ  thị 04, Thống đốc yêu cầu các  các tổ chức tín dụng phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 đã được thông báo, đảm bảo tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; chủ động phân tích đánh giá tình hình để kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn hoạt động cho vay, xử lý nợ xấu cũ, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh.

Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, lĩnh vực chứng khoán, tín dụng đối với nhóm khách hàng/ nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông,...

Thống đốc yêu cầu kiểm soát chặt tiền 'chảy' vào BOT, bất động sản ảnh 1 Một tài sản bất động sản thế chấp trỏe thành nợ xấu vừa được đem bán đấu giá tháng 7/2018

Cùng đó, các NHTM cũng phải tuân thủ kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản; Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng, các quy định pháp luật về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân. Kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.

Thông tin mới nhất về hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm được Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng chia sẻ tại phiên họp Chính phủ với các địa phương mấy ngày trước  cho thấy: tính đến ngày 26/6, tín dụng tăng gần 6,9% so với cuối năm 2017. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến chế tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đặc biệt, mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ổn định trong bối cảnh sức ép lạm phát lớn hơn nhiều so với năm trước, thậm chí mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 0,5%, qua đó hỗ trợ cho cộng đồng DN, cho người dân tiếp cận tín dụng với chi phí thấp.

Có được kết quả tích cực này theo lãnh đạo NHNN, một phần cũng bởi ngay từ đầu năm cơ quan này đã “quan điểm rắn” trong việc chỉ đạo hệ thống các TCTD tập trung tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh. Song song với đó, NHNN liên tục gửi văn bản nhắc nhở các TCTD không được cho vay nhiều vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. xuất.

Lãnh đạo NHNN cũng khẳng định, quan điểm của NHNN là chất lượng tín dụng đặt lên hàng đầu, đảm bảo vốn sử dụng hiệu quả, dòng vốn được tập trung chủ yếu vào sản xuất kinh doanh. Cũng chính bởi vậy nên dù TTTD thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng tới 7,08%, cao nhất so với cùng kỳ của 8 năm qua.

Thống đốc yêu cầu kiểm soát chặt tiền 'chảy' vào BOT, bất động sản ảnh 2Chứng khoán cũng là một lĩnh vực 'nhạy cảm' cần kiểm soát vốn tín dụng 

Thanh tra, giám sát chặt hoạt động tiền tệ, thanh toán 

Cùng đó,  tại Chỉ  thị, Thống đốc yêu cầu các  Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của TCTD trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Đặc biệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán trên địa bàn theo thẩm quyền; chủ động theo dõi, cập nhật thông tin để cảnh báo kịp thời những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động thanh toán, đặc biệt là vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, văn bản cảnh báo của NHNN Trung ương về đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính; Tổ chức quán triệt và theo dõi chặt chẽ việc chấp hành của các TCTD trên địa bàn, báo cáo và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động TCTD trên địa bàn.

Thống đốc cũng yêu cầu các NHNN chi nhánh các  tỉnh cần triển khai nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, ngân hàng, trong đó tập trung đảm bảo an toàn trong giao dịch tiền gửi, hoạt động thanh toán, hoạt động tín dụng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật, ý thức tuân thủ pháp luật trong hệ thống nhằm đảm bảo cán bộ, nhân viên thực hiện đúng quy định, quy trình nội bộ, quy định của pháp luật, giảm thiểu rủi ro đạo đức và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động ngân hàng. 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.