Tàu ngầm Nga, Trung Quốc sẽ không còn chỗ trốn trước radar tuyệt mật của hải quân Mỹ?

Chiếc P-8 Poseidon với radar AAS khổng lồ dưới bụng
Chiếc P-8 Poseidon với radar AAS khổng lồ dưới bụng
TPO - Hải quân Mỹ có thể đạt được khả năng xác định vị trí tàu ngầm từ trên không khi một radar mới cuối cùng cũng chuyển sang giai đoạn triển khai. Nếu các tin tức là chính xác, nay tàu ngầm Nga hay Trung Quốc khó mà tránh được khả năng bị phát hiện trước đối thủ Mỹ.

Raytheon AN / APS-154 Advanced Airborne Sensor (AAS) là một radar khổng lồ được gắn dưới bụng máy bay tuần tra biển Boeing P-8A Poseidon. Đó là một  radar quét mảng điện tử cực nhanh ở trạng thái tĩnh: không giống như radar đĩa quay cũ kiểu mái vòm như trên các máy bay trinh sát/cảnh báo sớm, radar này không có bộ phận chuyển động.

Khi được kích hoạt, một cánh tay thủy lực sẽ hạ thấp radar để động cơ máy bay không chắn tầm nhìn, giúp nó có tầm nhìn 360 độ. Đây là một dự án tuyệt mật và các chi tiết vẫn còn mờ mịt. Tuy nhiên, Forbes nói thiết bị này có thể hoạt động ở nhiều chế độ, từ việ quét các khu vực rộng lớn đến việc phóng đi một chùm năng lượng để chụp ảnh nhanh có độ phân giải cao từ tầm xa hoặc theo dõi nhiều đối tượng chuyển động nhỏ như một người đi bộ. Radar cung cấp hình ảnh đơn sắc với độ phân giải như ảnh chụp trong mọi thời tiết, xuyên qua mây và bóng tối.

Cảm biến của radar đã được phát triển từ năm 2009 với quá trình bay thử nghiệm từ năm 2014.

Tuần trước, tạp chí Aviation Week lưu ý rằng một thông cáo báo chí thường lệ về sự thay đổi các chỉ huy tại căn cứ hải quân Mỹ tại Point Mugu có một chi tiết thú vị - rằng vị chỉ huy sắp mãn nhiệm đã “điều khiển chương trình Radar ACAT-ID AAS thông qua Cột mốc C”.

Hoàn thành Cột mốc C có nghĩa là AAS hiện đã sẵn sàng để triển khai, theo tờ tạp chí.

Nhiều nhà bình luận đã chú ý đén khả năng của AAS trong việc phát hiện, xác định và theo dõi các mục tiêu trên đất liền, cho thấy rằng nó có thể thực hiện công việc này tốt hơn so với loại E-8 Joint STARS của Không quân Mỹ. Hệ thống không chỉ có thể tìm mục tiêu mà còn có thể truyền tọa độ trực tiếp thông qua liên kết dữ liệu tới một máy bay khác để có thể tấn công mục tiêu ngay lập tức bằng bom hoặc tên lửa.

Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của AAS có thể nằm ở mục đích chiến lược của máy bay tuần thám Poseidon: tác chiến chống tàu ngầm.

Các radar không thể đi xuyên qua nước, vì vậy việc tìm kiếm tàu ngầm từ trên không thường phải dựa vào việc thả phao thủy âm (sonar). Chúng có phạm vi hoạt động hạn chế. Do đó, hải quân Mỹ từ lâu đã rất quan tâm đến các phương pháp tìm tàu ngầm ‘không dựa vào âm thanh’.

Dù di chuyển chậm, một tàu ngầm nặng 18.000 tấn, dài 170m sẽ làm xao động khối lượng nước rất lớn và tạo ra vệt nước. Nhìn bề ngoài, mắt người không thể nhìn thấy vệt nước, vì bị hòa lẫn với sóng biển. Nhưng điều đó không có nghĩa là các cảm biến tinh vi hơn không thể nhận ra. Thách thức là phải có một cảm biến có độ phân giải đủ cao và đủ khả năng xử lý dữ liệu để tách tín hiệu mờ ra khỏi khối lượng nhiễu nền.

Hệ thống tác chiến chống tàu ngầm phi truyền thống (ASW) từ trên không của hải quân Mỹ thực hiện điều đó, mang lại cho máy bay Poseidon phương pháp theo dõi tàu ngầm mới mà không cần phần cứng mới. Thay vào đó, nó sẽ sử dụng “các công nghệ không thể sử dụng trên tàu bao gồm AN / APY-10, MX-25, AESA Radar, SAR và các công nghệ khác” để quét bề mặt biển từ độ cao lên đến 20.000m để tìm các dấu vết hoạt động dưới nước hoặc cái mà các nhà phát triển gọi là “tương tác mục tiêu / môi trường”.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.