Tâm thế mới

0:00 / 0:00
0:00
TP - Tiếng trống khai trường đã điểm, gần 23 triệu học sinh bước vào năm học mới 2023 - 2024, năm học bản lề với nhiều kỳ vọng cùng những lo toan.

Đón chào năm học mới, hơn 1 một triệu giáo viên trên cả nước khấp khởi mừng khi Bộ GD&ĐT có tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo. Mục đích nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo; tạo động lực để nhà giáo gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Đã quá lâu rồi nhà giáo mong chờ có những thay đổi về chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Mong mỏi chính đáng này đến nay vẫn chưa tháo gỡ được. Vì vậy nếu đề nghị của Bộ GD&ĐT được thông qua, lần đầu tiên nhà giáo có Luật của riêng mình để bảo vệ những quyền lợi chính đáng.

Những câu khẩu hiệu quen thuộc giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhà giáo có vai trò quan trọng của đổi mới giáo dục… nhưng họ có được đường hoàng sống bằng nghề, không nơm nớp lo trong danh sách giảm biên chế hay chạy đôn chạy đáo tham gia các khóa học để có đủ chứng chỉ nọ kia trong thăng hạng, thi viên chức vẫn là những câu hỏi chưa có đáp án.

Thật đau lòng khi kết thúc năm học, thống kê của ngành giáo dục cho thấy có hàng chục nghìn giáo viên nghỉ việc, các trường học thiếu hàng trăm nghìn giáo viên mà không có nguồn tuyển, không có chỉ tiêu tuyển dụng.

Thầy giáo, thầy thuốc vốn là hai nghề cao quý ở Việt Nam. Áp lực trên vai người thầy quá lớn còn chế độ chính sách lại chỉ giống như viên chức các ngành khác thì thật khó để họ có động lực gắn bó với nghề. Có nghề nào chỉ 5-10 năm lại vào một chu kỳ đổi mới, giáo viên chưa kịp thấm chương trình cũ đã phải tất tưởi tham gia các lớp tập huấn chương trình mới. Đó còn chưa kể, chương trình vừa làm vừa sửa, giáo viên như con cù, quay quanh tình trạng “đẽo cày giữa đường” của những người làm chính sách. Tiếng nói của giáo viên chưa bao giờ ít trọng lượng đến thế. Từ tâm thế của người thầy, giờ đây họ bỗng trở nên nhút nhát, sợ sệt từ phụ huynh đến học sinh do mình giảng dạy.

Trước thềm năm học mới 2023 - 2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý của ngành. Buổi gặp gỡ đó với những lời hứa của người đứng đầu ngành giáo dục đã mang lại hy vọng cho hơn 1 triệu giáo viên. Ông đưa ra một thông tin mới là sẽ tăng thêm phụ cấp ưu đãi 10% cho giáo viên mầm non, 5% cho giáo viên tiểu học. Đây là những tín hiệu cho thấy thời gian tới, đời sống của nhà giáo từng bước được cải thiện. Mong sao, giáo viên không phải làm nghề phụ - thu nhập chính để nuôi nghề như thời gian vừa qua.

Giữa niềm hân hoan đón chào năm học mới, những khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc của học sinh khi ngước nhìn lá cờ Tổ quốc cùng những dải cờ đuôi nheo đầy màu sắc; giống như ước mơ của con trẻ lộng lẫy trên bầu trời, chắc hẳn trong không khí đó, thầy cô nào cũng run run xúc động. Bởi họ nhìn thấy tương lai tươi sáng hơn. Chính vì vậy, dù có khó khăn vất vả và đầy gian truân, người giáo viên không nản. Trong lịch sử của dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung, những hạt giống tử tế được ươm mầm phát triển từ bàn tay ân cần, khối óc và trái tim của những người thầy. Ngày khai giảng năm học mới luôn ngập tràn tình yêu thương, những nụ cười hồn nhiên của học sinh giúp những người thầy vững vàng hơn trong sự nghiệp trồng người.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.