TPO - Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn vốn bị cấm theo một hiệp ước hiện không còn hiệu lực với Mỹ.
TPO - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phản đối đề xuất của Nga về việc dừng triển khai các tên lửa tầm trung có khả năng hạt nhân ở châu Âu, gọi đây là ý tưởng “không đáng tin cậy”.
TPO - Quân đội Na Uy hôm qua cho biết Nga đã điều 10 tàu ngầm đến vùng biển Bắc Đại Tây Dương trong một chiến dịch tàu ngầm lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
TPO - Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ xem xét kĩ lưỡng vụ thử tên lửa mới nhất của Mỹ để có biện pháp đối phó phù hợp. Dù vậy, Moscow vẫn khẳng định không nhắm đến một cuộc chạy đua vũ trang.
TPO - Trung Quốc và Nga vừa kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc xử lý vấn đề Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân từ thời Chiến tranh Lạnh, cho rằng đó là “mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh quốc tế”.
TPO - Trên bề mặt, lý do chính dẫn đến việc Mỹ gần đây rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) là cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của thỏa thuận. Nhưng sâu xa hơn, giới chuyên gia cho rằng động lực và mục tiêu chính của Washington là Bắc Kinh.
TPO - Mỹ bắt tay nghiên cứu phát triển các tên lửa siêu thanh thế hệ mới ngay khi rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ký với Nga hơn 3 thập niên trước.
TPO - Nếu xung đột vũ trang nổ ra giữa Bắc Kinh và Washington, tên lửa đạn đạo hiện đại của Trung Quốc có thể làm tê liệt những căn cứ quân sự và lực lượng tàu chiến của Mỹ ở tây Thái Bình Dương chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, báo cáo mới của các nhà nghiên cứu tại Úc khẳng định.
TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Nga để ngỏ khả năng triển khai tên lửa ở châu Á và một số khu vực khác nhằm đối phó với việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Nga hôm 18/8 tuyên bố, Nga sẽ không triển khai các tên lửa mới, miễn là Mỹ có bước đi kiềm chế tương tự tại châu Âu và châu Á.
TPO - Bối cảnh của việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ra đời năm 1988 với Liên Xô (sau là Nga) đã xác tín các đánh giá trước đó rằng quyết định của Washington chủ yếu bắt nguồn từ các diễn tiến ở Đông Bắc Á, khu vực tập trung chiến lược mới của quân đội Mỹ, chứ không phải các diễn tiến ở châu Âu hay Nga.
TPO - Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton cho biết, việc Trung Quốc triển khai số lượng lớn tên lửa ở vùng Viễn Đông là một trong những lý do buộc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
TPO - Mỹ muốn nhanh hóng đưa tên lửa tầm trung đến châu Á để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm nay cho biết.
TPO - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang cử một phái đoàn cấp cao đến gặp các đối tác Nga tại Geneva (Thụy Sĩ) để thảo luận về việc xây dựng một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới. Đặc biệt, hiệp ước này sẽ bao gồm cả Trung Quốc.
TPO - Theo truyền thông Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định ký đạo luật liên bang về việc đình chỉ Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
TPO - Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định việc tạo ra hệ thống phòng thủ chống lại vũ khí siêu âm là một trong những ưu tiên chính trong quá trình phát triển lực lượng hàng không vũ trụ Nga thời gian tới.
TPO - Trong giai đoạn 2012-2018 quân đội Nga đã tiếp nhận 109 tên lửa đạn đạo liên lục địa và 108 tên lửa đạn đạo lắp đặt trên tàu ngầm, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tuyên bố trong cuộc họp mở rộng của Ủy ban Duma Quốc gia về quốc phòng.
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất các bộ phận cho các hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất đã bị cấm trước đây theo các điều khoản của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) hiện đang bị đình chỉ.
TPO - Ngày 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký sắc lệnh đình chỉ sự tham gia của Nga vào Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), dịch vụ báo chí Kremlin đưa tin.
TPO - Người đứng đầu chính sách Lầu Năm Góc John Rood nói rằng Mỹ tuân thủ Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và sau khi rời Hiệp ước cũng không có kế hoạch chế tạo hoặc triển khai hệ thống tên lửa tầm trung thế hệ mới.
TPO - Nga cần phát triển hệ thống trên đất liền của loại tên lửa Kalibr hiện trang bị cho các tàu chiến kết hợp với một loại tên lửa hành trình tầm xa trong giai đoạn 2019-2020 để đáp trả việc Mỹ quyết định rút lui khỏi Hiệp ước hạt nhân tầm trung (INF), bộ trưởng Quốc phòng Nga nói hôm nay.
TPO - Ngày 2/2, ngay sau khi Mỹ chính thức thông báo với Nga về việc sẽ rút lui khỏi hiệp ước INF trong vòng 6 tháng tới nếu Nga không dỡ bỏ hệ thống tên lửa mới mà Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho biết, Nga sẽ đình chỉ hiệp ước này nếu Mỹ rút lui.
TPO - Ngày 1/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định nước này có quyền đưa ra những biện pháp đáp trả phù hợp nếu Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
TPO - Mỹ sẽ dừng tuân thủ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga từ cuối tuần này, sau khi cuộc bàn bạc với Mátxcơva nhằm cứu vãn thoả thuận đã thất bại, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao về kiểm soát vũ khí của Mỹ cho biết hôm 31/1.