Nga huy động lượng tàu ngầm nhiều bất thường lên Bắc Đại Tây Dương

Nga huy động lượng tàu ngầm nhiều bất thường lên Bắc Đại Tây Dương
TPO - Quân đội Na Uy hôm qua cho biết Nga đã điều 10 tàu ngầm đến vùng biển Bắc Đại Tây Dương trong một chiến dịch tàu ngầm lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Đội tàu ngầm Nga được điều đi từ căn cứ trên bán đảo Kola ở khu vực phía bắc nước Nga từ tuần trước, đài truyền hình NRK dẫn các nguồn tin từ cơ quan tình báo Na Uy cho biết. 

Đội tàu ngầm này dự đến sẽ lên tận Đại Tây Dương mà không bị phát hiện. 

“Hiện có rất nhiều hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương và Na Uy cùng các nước NATO khác theo dõi các hoạt động trên biển và trên không ở khu vực này”, ông Brynjar Stordal, phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Na Uy cho biết.

Đây là cuộc huy động số lượng tàu ngầm lớn nhất của Nga “kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”, ông Stordal nói thêm. 

Sự kiện diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Nga với phương Tây gia tăng. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới và cáo buộc Mỹ làm gia tăng rủi ro xảy ra chiến tranh hạt nhân sau khi rời bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có từ sau Chiến tranh Lạnh và từ chối đàm phán để có một thoả thuận khác. 

INF, được coi như một dấu mốc nhằm chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh giữa 2 siêu cường, dẫn đến việc 2.692 tên lửa của cả Mỹ và Liên Xô bị tiêu huỷ. 

Mỹ rút khỏi hiệp ước này từ đầu tháng 8, cho rằng Nga vi phạm hiệp ước trước. Mátxcơva công bố chi tiết tên lửa mới của họ để chứng tỏ rằng nó vẫn nằm trong phạm vi cho phép của INF. 

Ông Stordal nói rằng chiến dịch quy mô lớn của Nga lần này, dự kiến diễn ra trong 2 tháng, là nhằm thể hiện với Mỹ rằng Nga có thể đe doạ bờ đông của nước Mỹ. 

Lực lượng tàu ngầm được coi là xương sống của sức mạnh hải quân Nga. Nước này được cho là đang sở hữu khoảng 60-70 tàu ngầm đang còn hoạt động. 

Mỹ đã bảy tỏ quan ngại về những tiến bộ của Nga trong phát triển nhiều lớp tàu ngầm và trang bị cho chúng công nghệ tên lửa hành trình “có năng lực đáng kể”.

Tuần trước, các hãng tin Nga đưa tin 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Sierra đang chuẩn bị “lặn sâu để thử một số phương tiện và vũ khí” ở vùng biển quốc tế gần Na Uy. 

Hai tàu ngầm Nizhny Novgorod và Pskov được trang bị phương tiện để phóng tên lửa hành trình và có khả năng phát hiện, tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên không. 

Biển Na Uy có độ sân vài ngàn mét, còn vùng biển Barents ngoài khơi cảng Murmansk của Nga chỉ sâu khoảng 200m. 

Thông thường đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Nga tuần tra ở biển Barents hoặc dưới lớp băng Bắc cực. 

Năm ngoái, Hải quân hoàng gia Anh và quân đội Na Uy mua một đội tàu bay săn ngầm P-8 Poseidon do Mỹ sản xuất để ngăn chặn điều mà họ gọi là hoạt động gia tăng của tàu ngầm Nga gần vùng biển của họ. 

Thử tên lửa mới

Hãng tin TASS của Nga hôm 30/10 đưa tin Nga vừa phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa từ tàu ngầm hạt nhân mới trước khi con tàu này được đưa vào biên chế trong năm nay. 

“Lần đầu tiên, tàu ngầm chiến lược Knyaz Vladimir vừa phóng thử tên lửa đạn đạo Bulava từ biển”, TASS dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga. 

Tàu ngầm được đặt tên là Knyaz Vladimir này dự kiến sẽ được trang bị cho Hạm đội phương bắc của Hải quân Nga từ tháng 12 năm nay. Nó được hạ thuỷ nưm 2017 và thực hiện các chuyến hoạt động thử nghiệm trên biển trong năm ngoái.

Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố đoạn phim ghi hình vào ban đêm cảnh tàu Knyaz Vladimir phóng Bulava – tên lửa đạo đạo sử dụng nhiên liệu rắn mới nhất của Nga – từ một vị trí trên biển. 

Tên lửa đã bay vài ngàn kilomet từ Biển Trắng ở gần vùng Arkhangelsk đến bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông của Nga. 

Tên lửa đã được thử thành công và đến nơi đúng thời gian dự tính, quân đội Nga cho biết. 

Tàu ngầm Knyaz Vladimir sẽ được trang bị 16 tên lửa liên lục địa type RSM-56, và mỗi tên lửa mang theo 6 đầu đạn hạt nhân. 

Nga dự kiến sẽ chế tạo 10 tàu ngầm lớp Borei mới vào năm 2027, gồm 5 chiếc dành để phục vụ Hạm đội Thái Bình Dương và 5 chiếc cho Hạm đội phương bắc. 

Theo Theo PressTV
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.