THẾ GIỚI 24H: Nga yêu cầu Mỹ phá hủy hệ thống phòng thủ ở Romania

Lá chắn tên lửa MK-41 đi kèm 3 dàn phóng tên lửa SM-3 (mỗi dàn 8 ống phóng) được Mỹ kích hoạt tại Romania từ ngày 12/5/2016. Ảnh MDA
Lá chắn tên lửa MK-41 đi kèm 3 dàn phóng tên lửa SM-3 (mỗi dàn 8 ống phóng) được Mỹ kích hoạt tại Romania từ ngày 12/5/2016. Ảnh MDA
TPO - Ngày 7/2, Bộ Quốc phòng Nga có tuyên bố cho rằng, Mỹ cần phá hủy các hệ thống phòng thủ tên lửa MK-41 được triển khai ở Romania.
Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, để tuân thủ thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước, Mỹ cần phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa MK-41 tại Romania cũng như các thiết bị bay tấn công không người lái. Bộ Quốc phòng Nga đã triệu tập Tùy viên quân sự Mỹ tại Nga để trao yêu cầu này. Theo Nga, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tại Romania là động thái vi phạm thỏa thuận hạt nhân từ thời Chiến tranh lạnh giữa hai nước.

Bộ Ngoại giao Ethiopia thông báo, sẽ có khoảng 40 nhà lãnh đạo các quốc gia châu Phi và các tổ chức quốc tế sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 32, dự kiến sẽ được tổ chức trong hai ngày 10 và 11/2 tới, tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.Theo kế hoạch, chương trình của hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Phi lần thứ 32 sẽ tập trung vào vấn đề người tị nạn châu Phi, việc hồi hương cho những người di cư và giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo của châu lục này. Một số mục tiêu, định hướng hội nhập kinh tế và chính trị cũng sẽ được các nhà lãnh đạo châu Phi đề cập tới. Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng sẽ tham dự hội nghị này.


Ngày 7/2, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết đã triệu hồi Đại sứ nước này tại Italy - ông Christian Masset về nước để tham vấn, đồng thời kêu gọi Italy hành động nhằm nối lại quan hệ hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Những lần can dự của Italy vào công việc của Pháp vừa qua là một sự khiêu khích không thể chấp nhận được, thể hiện sự thiếu tôn trọng dành cho chính phủ Pháp, làm tình hình trở nên căng thẳng và đặt ra dấu hỏi về ý định của chính phủ Italy trong quan hệ với Pháp.


Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini ngày 7/2 khẳng định chính phủ nước này không muốn có sự bất hòa với Pháp, đồng thời bày tỏ sẵn sàng gặp gỡ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để thảo luận về những căng thẳng gần đây giữa hai nước. Phát biểu của ông Salvini là câu trả lời cho việc Paris triệu hồi Đại sứ Pháp tại Italy về nước trước đó cùng ngày để tham vấn sau một loạt "hành vi khiêu khích" của các nhà lãnh đạo chính phủ Italy.


Italy đã phủ nhận thông tin cho rằng nước này sẽ cấm hai công ty công nghệ Trung Quốc, Huawei và ZTE tham gia thầu xây dựng hạ tầng mạng điện thoại di động thế hệ thứ năm, còn được gọi mạng 5G. "Chúng tôi không có ý định áp dụng bất kỳ đề xuất nào như vậy," Bộ Công nghiệp Italy cho biết trong một tuyên bố ngày 7/2.


Ngày 7/2, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosy bày tỏ lạc quan về khả năng các thành viên Quốc hội sẽ đạt được một thỏa thuận về an ninh biên giới trước thời hạn cuối cùng vào ngày 15/2 tới. Trong trường hợp một thỏa thuận không đạt được sau hạn chót này, chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa một phần thêm một lần nữa.


Ngày 7/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định nước này sẽ đáp trả những động thái làm gia tăng căng thẳng của Na Uy tại Bắc Cực. Phát biểu trong một buổi họp báo, bà Zakharova nhấn mạnh: "Trái với truyền thống láng giềng hữu nghị và hợp tác tại Bắc Cực, Oslo tiếp tục theo đuổi biện pháp gây căng thẳng, gia tăng nguy cơ đối đầu quân sự. Những hành động này sẽ không bị bỏ qua. Như đã nói nhiều lần, Liên bang Nga sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia."


Khắp đất nước Thái Lan đang tràn ngập sự háo hức khi chỉ còn gần 2 tháng nữa là cuộc tổng tuyển cử, vốn được mong đợi từ lâu, sẽ chính thức diễn ra vào ngày 24/3. Bà Ketpreeya Kaewsanmuang, phát ngôn viên đảng Pheu Thai (Vì Nước Thái), cho biết 10 ứng viên nam đã đổi tên mình thành Thaksin và 5 ứng viên nữ đã đổi tên mình thành Yingluck, theo tên của 2 anh em cựu thủ tướng. Trong ngày đầu tiên của đợt đăng ký ứng viên, 58 đảng phái đã ghi danh ứng viên của mình cho cuộc đua sắp tới.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.