Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung: Dương đông kích tây

Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc
TP - Rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga, Mỹ thực ra nhắm đến Trung Quốc, Triều Tiên. Đây có thể xem là chiêu “dương đông kích tây” của Washington.

Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ra đời năm 1988 với Liên Xô (sau là Nga). Mặc dù Mỹ liên tục cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này và lấy cớ đó để rút lui, nhưng các bình luận gần đây nhất của quan chức ở Washington và khối NATO cho thấy, nguyên nhân nằm ở chỗ khác.

Đầu tiên là người đứng đầu NATO, ông Jens Stoltenberg, khi nói rằng liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương này “không có ý đồ triển khai các tên lửa hạt nhân mặt đất mới ở châu Âu”, ngay cả khi Nga đã cho triển khai các loại vũ khí tương tự bởi họ dự kiến Mỹ sẽ rút khỏi INF.

Bình luận thứ hai là của tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 3/8, xác nhận rằng quân đội Mỹ sẽ triển khai các tên lửa mới tới Đông Á “sớm hơn dự kiến trước đó” và có thể chỉ trong vòng vài tháng tới.

Các đồn đoán của chuyên gia về chuyện dương đông kích tây của giới chức quốc phòng Mỹ một lần nữa được khẳng định hôm 3/8 khi Tổng thống Donald Trump tái khẳng định Mỹ sẵn sàng cân nhắc một hiệp ước mới tương tự INF miễn là nó bao gồm cả Trung Quốc. Trong khi trước đó Bắc Kinh nhiều lần nói họ không “hứng thú” với ý tưởng này.

Có lẽ cần phải nhắc lại bối cảnh ra đời của INF để tường tận sự thay đổi chiến lược của Mỹ.

INF ra đời khi Mỹ và Liên Xô lúc đó là các quốc gia mạnh nhất về quân sự, không có nước thứ ba nào có thể đối đầu hay cạnh tranh.

Hiệp ước này hạn chế mở rộng kho vũ khí của hai siêu cường, ngăn cản hai bên triển khai bất cứ tên lửa mặt đất nào có tầm bắn vượt qua 5.500km hoặc tên lửa chiến thuật tầm ngắn (dưới 500km).

Tuy nhiên, theo một phân tích trên chuyên trang militarywatch, việc triển khai kho vũ khí tiên tiến và đa dạng về chủng loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và ở quy mô thấp hơn là Triều Tiên đã ngày càng làm xói mòn vị thế quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á trong thập niên 2010.

Trong khi đó, tham gia INF khiến Mỹ không thể đáp trả bằng việc triển khai những hệ thống vũ khí tương tự. Cả Trung Quốc và Triều Tiên đã triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm và hai loại nổi tiếng nhất là “sát thủ tàu sân bay” DF-21D và DF-26 được cho là có thể tấn công tàu chiến Mỹ ở khoảng cách rất xa với tốc độ siêu thanh (từ Mach 5 trở lên. Mach 1 tương đương 1235km/h) với đầu đạn công ước hoặc đầu đạn hạt nhân.

Giới quân sự Mỹ xác nhận rằng các tàu chiến lớn nhất và đáng giá nhất của họ hiện không thể chống lại nổi các cuộc tấn công như thế và điều này khiến quân đội Trung Quốc có thể giành được vị trí lợi thế. Một ví dụ khác là việc triển khai tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên, có tính năng tương tự như DF-26 của Trung Quốc. Cả hai loại tên lửa này được mệnh danh là “sát thủ Guam”, ý nói có thể dễ dàng tấn công căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.

Tổ chức tư vấn chiến lược Rand Corporation của Mỹ cho rằng các cuộc tấn công như thế có thể gây tổn thất nặng nền cho các lực lượng Mỹ trên hòn đảo ở Thái Bình Dương này. Tất nhiên Mỹ còn nhiều biện pháp phòng thủ, và có thể triển khai các tên lửa cận âm từ máy bay ném bom, tuần dương hạm và khu trục hạm ở khu vực, nhưng những tên lửa này có sức công phá thấp hơn và dễ dàng bị đánh chặn hơn nếu so với các tên lửa đạn đạo.

Do vậy trừ phi phải đối đầu với Nga, và chỉ một mình Nga, ở Đông Bắc Á, Mỹ sẽ luôn bị hạn chế do các điều khoản ràng buộc của INF trong khi Trung Quốc hay Triều Tiên không phải là một bên tham gia hiệp ước). Mỹ sẽ thất thế nếu phải so găng với “một thế lực cạnh tranh rất mạnh” trong khu vực nếu vẫn còn chịu hạn chế của INF.           

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.