TPO - "Ba thập kỷ trước, mối đe dọa lớn nhất với các em là rượu, thuốc lá, mang thai, các chất gây nghiện... nhưng ngày nay là sự lo lắng, trầm cảm, tự hại bản thân và các rối loạn tâm thần khác. Hiện tượng trầm cảm của học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp, thậm chí, có những em vì vượt quá sức chịu đựng của bản thân đã dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc khác”.
TPO - Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà khẳng định hệ quả của việc quay lén, quay trộm để lại ám ảnh lớn cho tâm lý của nạn nhân. Thực tế, mức xử phạt đối với các hành vi quay lén, phát tán hình ảnh nhạy cảm còn chưa đủ sức răn đe, vì thế nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh tay hơn nữa trong xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí xử án điểm đối với những kẻ quay lén.
TP - “Tôi lo sợ không biết em gặp chuyện gì, có đau ốm hay sự cố gì không, trong khi ngày thi đã cận kề. Tôi tìm đến nhà em, mới hay em chịu nhiều áp lực và tổn thương đến vậy”, cô Đ.T, giáo viên một trường tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, xót xa.
TPO - Trước chi phí học tập hiện nay rất cao, chuyên gia khuyên các bạn học sinh cần cân nhắc, sở hữu tấm bằng gắn với ngành học yêu thích với chi phí thấp nhất và sớm "lấy lại" số vốn đã đầu tư.
TPO - Phim "Trạm cứu hộ trái tim" tiếp tục trở thành trung tâm bàn luận trên mạng xã hội do xây dựng nhiều tình tiết vô lý, phi thực tế trên màn ảnh nhỏ. Nhiều khán giả cho rằng những tình tiết trên phim miêu tả sai lệch, làm méo mó hình tượng về các chuyên gia tâm lý.
TPO - Áp lực thành tích khiến nhiều bạn học sinh đau đầu, mệt mỏi nhưng một vấn đề mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, khiến các em suy nghĩ nhiều không kém, đó là “Áp lực đồng trang lứa” (Peer Pressure).
TPO - “Cô ơi con muốn tự tử, con có thể nói chuyện với cô được không?” – lời thỉnh cầu của một bạn trẻ được chuyên gia kể lại đã khiến nhiều học sinh đồng cảm.
TPO - Chuyên gia giáo dục Nguyễn Vinh Quang cho rằng, đứng trước lựa chọn ngành nghề, để biết có phù hợp với mình hay không, bạn trẻ cần cân nhắc xem trong cuộc sống có thấy thoải mái, đam mê và có thể dành nhiều thời gian cho ngành nghề đó hay không.
TPO - Mới đây tại trường THPT Bình Phú (Quận 6, TP.HCM), báo Tiền Phong đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công chương trình Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học với chủ đề “Ứng xử văn minh trên mạng xã hội”.
TPO - Chỉ vì một dòng trạng thái vu vơ được đăng tải trên Facebook sau khi gặp vấn đề với gia đình, Y. đã bị công kích nặng nề qua những lời bình luận trên mạng. Hoang mang, Y. đã phải cầu cứu chuyên gia tâm lý.
TPO - “We, Beauty” là tên gọi thân mật của nhóm sinh viên năm 3 Trường Đại học Hà Nội đã và đang thực hiện dự án “Beauty No Boundary” - một dự án về bình đẳng giới, miệt thị ngoại hình. Với châm ngôn: “Gen Z hành động, sáng tạo, đổi mới”, nhóm sinh viên đã tham gia cuộc thi “Sáng kiến thanh niên tham gia giảm thiểu định kiến giới, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ và dưới sự bảo trợ của Oxfam Việt Nam, tổ chức CISDOMA cùng Khoa Quốc tế học Trường Đại học Hà Nội.
TPO - Gần gũi thầm kín, với nhiều người trong chúng ta, là cảm giác thú vị cực lớn, cả thể chất và tâm thế. Tiếc rằng cùng lúc cũng ghi nhận thực tế: sau thời khắc bồng bềnh lên tiên, không ít người cảm thấy lương tâm cắn rứt.
TPO - Gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến văn hoá ứng xử, thái độ, hành vi, tâm lý của các bạn trẻ Gen Z có tính chất vô lễ, bạo lực với chính cha mẹ, cô giáo... gây bức xúc trong xã hội. Về nội dung này, chuyên gia tâm lý giáo dục, nhà nghiên cứu xã hội học đã gợi mở giải pháp giúp giới trẻ hình thành nhận thức, thái độ, hành vi và cách thể hiện suy nghĩ, cảm xúc một cách tự do, an toàn.
TPO - Vượt qua khủng hoảng tâm lý năm 15 tuổi, Ngô Gia Huy đã dũng cảm bắt đầu lại một lần nữa và phấn đấu không ngừng để theo đuổi ước mơ trở thành chuyên gia tâm lý cho trẻ em có cùng hoàn cảnh giống mình.
CSGT và chuyên gia tâm lý nhận định sau thời gian cao điểm kiểm tra nồng độ cồn "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", phần lớn ý thức người tham gia giao thông đã thay đổi rõ rệt.
TP - Nhiều học sinh có kết quả học tập dẫn đầu lớp bỗng chán học, thành tích tuột dốc do rối loạn lo âu, trầm cảm. Các chuyên gia từ chương trình “Đưa chuyên gia đến với trường học” sẽ lắng nghe và giúp các em học sinh giải quyết những vấn đề tâm lý không thể chia sẻ với ai.
TPO - Với mong muốn giúp các bạn học sinh, thầy cô có thêm kiến thức, kỹ năng để vượt qua những áp lực trong dạy và học lẫn trong cuộc sống, lễ ra mắt chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học” được tổ chức tại trường THPT Marie Curie (TP.HCM).
TPO - Chương trình hỗ trợ tâm lý "Đưa chuyên gia đến với trường học" là hoạt động thiết thực giúp các em học sinh có thêm kỹ năng để vượt qua tâm lý, tự tin giải quyết các vấn đề của mình và tập trung học tập một cách tốt nhất, để tự tin bước vào ngưỡng cửa đại học và ra đời trở thành công dân có ích sau này.
TPO - Sáng ngày 15/11, lễ ra mắt chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học” diễn ra tại trường THPT Marie Curie, với sự tham gia của 3.000 học sinh tại trường cùng hơn 100 sinh viên các ngành tâm lý, xã hội học của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng và trường ĐH Mở TP. HCM.
TPO - Việc chia sẻ giống như đinh vít gắn kết hai người, cũng như dây chun buộc càng nhiều vòng càng chặt. Tăng cường "chạm", chia sẻ là một trong những bí quyết để gia đình hạnh phúc.
TP - Trạng thái kiệt sức trong công việc dường như ai cũng gặp phải nhưng không dễ để tự nhận thức được tình trạng đó. Để thoát khỏi vòng lặp burnout, chuyên gia tâm lý, xã hội học, bác sĩ trị liệu đã có những khuyến nghị để giảm thiểu tình trạng này và gợi ý cách để người lao động trẻ cân bằng giữa áp lực công việc và kỳ vọng của bản thân.
TP - "Trước mỗi khóa học, chúng tôi luôn nói với phụ huynh rằng, Học kỳ trong Quân đội không có phép màu nhưng có phép cộng tình đồng chí, đồng đội của các bạn nhỏ gắn kết trên thao trường; phép trừ của sự lười biếng, sợ hãi, ỉ lại; phép nhân lên của yêu thương, hạnh phúc…”.
TPO - Hiện nay, hội chứng overthinking (hay suy nghĩ quá mức) đã trở thành vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là với các bạn thế hệ gen Z. Với áp lực từ vấn đề học tập, công việc, môi trường xung quanh và những vấn đề xoay quanh cuộc sống cá nhân, nhiều bạn bị mắc kẹt trong vòng xoáy của những suy nghĩ, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, tinh thần.
Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật với nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang; nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh, đại tá Phạm Thái Sơn; Chủ tịch UBND huyện Cô Tô...
Vụ học sinh lớp 6 nhảy từ tầng 22 tử vong khiến nhiều người bàng hoàng. Theo một chuyên gia tâm lý, tỷ lệ trẻ tổn thương sức khỏe tâm thần tăng nhanh trong đại dịch COVID-19 nhưng cha mẹ không để tâm.
TPO - Cùng típ người bị tình yêu làm cho mờ mắt, không phân rõ tốt xấu hay dở, Thục Anh trong phim “11 tháng 5 ngày” cũng đang bị khán giả réo tên vì bức xúc. Sau Diệp ở “Hương vị tình thân”, đến phiên Thục Anh được nhận đủ mọi phương án để “cứu vớt” cuộc đời.
Trẻ khỏe mạnh, thông minh khi cha mẹ thực sự lắng nghe nhu cầu của con: đó là nhu cầu vui chơi và khám phá tự nhiên. Trong buổi tọa đàm của Similac, với lối kể chuyện hấp dẫn và thu hút, thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A lần đầu bật mí cùng các cha mẹ cách giúp trẻ phát triển toàn diện nhờ tự nhiên.
Câu chuyện phạt – kỷ luật học sinh lại một lần nữa rộ chuyện trong ngành giáo dục. Theo TS Lê Nguyên Phương thì "Chúng ta không thể diệt chủng nhân danh ổn định thì chúng ta cũng không dùng bạo lực nhân danh giáo dục".
Trong khi nhiều người nói ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lên Facebook "kể xấu" mẹ là bất hiếu, các nhà tâm lý, xã hội cho rằng lẽ ra anh nên làm việc này sớm hơn.