TPO - Việc đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên gấp đôi với lĩnh vực văn hóa, thể thao nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người, đặc biệt các chuyên gia, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Một số chuyên gia khẳng định nếu không được ưu đãi về các chính sách tài chính, thuế, văn hóa nghệ thuật có thể không tồn tại được nữa.
TPO - “Chúng ta không thể chỉ nhìn thấy một, hai chương trình âm nhạc, vài ba nghệ sĩ sống xa hoa mà tưởng rằng cả nền nghệ thuật Việt Nam giàu có vì hàng trăm chương trình, hàng ngàn nghệ sĩ đang sống trong cảnh khó khăn”, đại biểu Bùi Hoài Sơn cho hay.
TP - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024 Võ Quang Phú Đức (Trường chuyên Quốc học Huế) bất ngờ bị chỉ trích sau vòng chung kết. Một số khán giả cho rằng, nam sinh giành chiến thắng một cách không "quang minh chính đại", sử dụng tiểu xảo để ghi điểm. Nhiều chuyên gia lên tiếng, phân tích về hành vi của Phú Đức vẫn không ngăn được làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội.
TP - Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.
TP - “Khi những đóng góp dù lớn hay nhỏ đều được ghi nhận và công khai, đó chính là cách tôn vinh tấm lòng của mỗi người, đồng thời khích lệ thêm nhiều tấm lòng khác sẵn sàng sẻ chia trong lúc hoạn nạn", ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, chia sẻ với Tiền Phong.
TP - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa bổ sung 17 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc ghi danh vừa là tín hiệu vui, vừa mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho địa phương, giúp di sản đến gần hơn với công chúng. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới về phát huy giá trị di sản, tránh ghi danh ồ ạt nhưng lơ là nhiệm vụ bảo tồn bền vững.
TP - Hàng trăm hình ảnh, video về việc sơn, vẽ quốc kỳ trên cửa, tường và mái nhà được đăng tải lên mạng xã hội tạo nên một trào lưu thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Tuy nhiên, quốc kỳ không chỉ đơn thuần là màu sắc và hình ảnh, mà là kết tinh của lịch sử, vì vậy cần sự hiểu biết và thái độ cẩn trọng khi sáng tạo nội dung.
TP - Tinh thần đạo hiếu lễ Vu lan ngày càng được lan tỏa. Không chỉ trong phạm vi một cá nhân, gia đình, nhiều nhóm, tổ chức xã hội cũng lan tỏa và cùng nhau thực hiện hành động tri ân. Nếu không có tâm thiện, việc thiện thì mâm cao cỗ đầy hay đốt tiền vàng nhiều đến đâu cũng vô ích.
TPO - Góp phần cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là một trong hai nghị quyết chuyên đề của Thành ủy Hà Nội khóa XVII , cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa và minh chứng cho sự coi trọng văn hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thủ đô.
TPO - Điểm danh những tỉnh, thành mở hội nhiều nhất cả nước, Hà Nội đương nhiên chiếm nhóm đầu bảng. Khoảng 1.050 lễ hội trải khắp 12 tháng trong năm tạo cho Thủ đô tài nguyên văn hóa phong phú. Quan niệm lễ hội gắn với không khí hội hè, rong chơi xem ra không còn phù hợp nếu người làm văn hóa, du lịch biết cách biến chất liệu ấy thành sản phẩm độc đáo vừa quảng bá hình ảnh, vừa tạo ra giá trị kinh tế bền vững.
TPO - Từ vài ba không gian sáng tạo nhỏ lẻ, Hà Nội đã sở hữu hơn 100 không gian sáng tạo chỉ trong vài năm trở lại đây. Năm 2019, Hà Nội được ghi danh là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo ở lĩnh vực “Thiết kế sáng tạo” của UNESCO, cũng là thành phố sáng tạo đầu tiên của Việt. Chỉ sau chưa đầy 5 năm dù đối diện không ít thách thức, lĩnh vực sáng tạo của Thủ đô bật sáng.
TP - Sau những gameshow truyền hình tập trung khai thác các màn tranh cãi đầy kịch tính, một số nhà sản xuất chuyển hướng tạo sức hút bằng cách sử dụng thân thể của người chơi để tăng tương tác. Việc này phản ánh một vấn đề đạo đức xã hội, có thể xem là lợi dụng và hạ thấp nhân phẩm con người.
TP - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng sâu rộng, dẫn dắt và định hướng cho lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua. Các nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hóa nhận thấy ở Tổng Bí thư toát lên tầm vóc của một nhà văn hóa lớn.
TP - “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người anh cả của nền văn hóa đương đại Việt Nam”. Đó là nhận định của PGS.TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tổng Bí thư về cõi người hiền, nhưng di sản để lại tiếp thêm động lực cho văn nghệ sĩ trong hành trình giữ gìn, sáng tạo và bồi đắp nền văn hóa Việt Nam.
TP - Nhiều người trẻ mặc trang phục không phù hợp tại các di tích, điểm đến văn hóa, lịch sử không phải câu chuyện mới, nhưng tái diễn ở nhiều điểm đến khác nhau. Nhà quản lý văn hóa quan tâm chưa đúng mức về tình trạng người dân mặc trang phục ngoại lai là một trong những nguyên nhân khiến thực trạng này vẫn nhức nhối.
TP - Hành vi quay lén hoặc làm rò rỉ hình ảnh người khác trên các trang mạng xã hội bị lên án gay gắt. Nghệ sĩ, người nổi tiếng càng dễ bị đưa vào tầm ngắm.
TPO - Bộ Tài chính cho biết, cả nước thu 4.100 tỷ đồng tiền công đức năm 2023. Hà Nội dẫn đầu cả nước về số thu tiền công đức hơn 670 tỷ đồng; các di tích lịch sử - văn hóa thu tiền công đức nhiều nhất là Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang và đền Bảo Hà ở Lào Cai. Đây là lần đầu tiên có báo cáo thu chi tiền công đức trên cả nước.
TP - Ca khúc Fever của hai rapper trẻ tlinh và Coldzy mới phát hành giữa tháng 6/2024 đầy rẫy những câu từ miêu tả ẩn ý hoặc công khai chuyện ân ái. Những năm gần đây, nhiều ca khúc có nội dung người lớn, nhiều cảnh quay gợi cảm, khoe thân phổ biến rộng rãi trên mạng. Vấn đề dán nhãn độ tuổi cho tác phẩm âm nhạc nóng trở lại, khi nhiều trường hợp đã bị “tuýt còi”.
TPO - Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao xét đến cùng là vì mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện. Đầu tư cho thiết chế văn hóa thực chất, có hiệu quả góp phần tạo ra giá trị dài lâu sau này, về cả vật chất lẫn tinh thần. Bởi thế, các chính sách, nguồn lực để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao cũng cần tính đúng, tính đủ các yếu tố này. Chỉ quan tâm đến yếu tố này, xem nhẹ yếu tố kia đều có khả năng làm suy giảm tính hiệu quả, gây lãng phí.
TP - Hàng loạt video xấu, độc từ quay lén, đưa tin sai sự thật đến xúc phạm người khác... tràn lan trên mạng xã hội. Các sản phẩm này không còn mang tính sáng tạo nữa, nhiều nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
TPO - Hàng nghìn thiết chế văn hóa lớn nhỏ phủ khắp các tỉnh thành cả nước. Nhỏ xinh như nhà văn hóa, rồi trung tâm văn hóa - thể thao, thư viện cơ sở. Quy mô hơn như công trình rạp chiếu phim, nhà hát, bảo tàng… được xây cất lên ở khắp nơi. Thế nhưng, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự đối lập đáng buồn. Đó là sự chênh lệch hưởng thụ giữa đô thị - nông thôn, giữa số lượng đếm được hàng nghìn nhưng phần nhiều công trình chỉ là chiếc vỏ rỗng.
TP - Nhiều chương trình quảng bá, giới thiệu tín ngưỡng thờ Mẫu bị chỉ trích khi chỉ mang tính nghệ thuật mà không đảm bảo tính thiêng của loại hình di sản phi vật thể này. Vì vậy, cần quan tâm, xây dựng các sản phẩm, chương trình này trên tinh thần hài hòa tính thiêng và tính nghệ thuật.
TP - Sau hơn một năm áp dụng, Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội góp phần bảo vệ, phát huy giá trị di tích và lễ hội. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục đổi mới, bổ sung các quy định liên quan để công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tiền công đức ngày càng minh bạch.
TP - Trước sự bùng nổ của những cuộc thi sắc đẹp kém chất lượng, nhiều địa phương đã nói không với các đơn vị tổ chức yếu kém. Chuyên gia về văn hóa khẳng định, đã đến lúc chấn chỉnh, siết chặt việc cấp phép thi nhan sắc.
TP - Từ ngày 4 - 6/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, công thương, kiểm toán, văn hóa thể thao và du lịch. Với tinh thần “hỏi nhanh, đáp gọn, rõ vấn đề”, các đại biểu kỳ vọng phiên chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm. Báo Tiền Phong ghi nhận ý kiến các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về phiên chất vấn này.
TPO - Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc cho biết, từ đầu năm đến nay giá vé máy bay tăng rất cao, trung bình từ 13-25%. Cơ quan chức năng cho rằng dù giá vé nội địa tăng nhưng “vẫn trong khung giá” quy định. Bà Phúc cho rằng điều đó không sai nhưng qua kết quả tìm kiếm thì giá vé nội địa chênh lệch cao so với các nước trong khu vực.
TPO - Giá vé máy bay tăng cao thời gian qua là vấn đề nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngày 23/5.
TPO - Theo PGS.TS. Tạ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, hình mẫu thanh niên phù hợp với các hệ giá trị sẽ là nền tảng để mỗi người trẻ tuổi đều có hoài bão lớn lao, thay vì là gánh nặng khi bước chân ra ngoài xã hội. Có hoài bão, có niềm tin, có lý tưởng lớn lao mới có thể quy hoạch cuộc đời cho bản thân mình, lập kế hoạch dài hạn cho chính mình.