Cà phê chất lượng thấp
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, hơn 90% hạt cà phê bị mốc trước khi được đem đi chế biến. Điều đó đồng nghĩa với việc hầu hết lượng cà phê con người tiêu thụ mỗi ngày đều bị nấm mốc. Nấm mốc cũng là nguyên nhân chính khiến người sử dụng có những phản ứng tiêu cực với cà phê như mệt mỏi kéo dài, thậm chí trầm cảm.
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nấm mốc là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư. Vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người không nên uống cà phê chất lượng thấp, đặc biệt là vào bữa sáng.
Sữa và những sản phẩm từ sữa
Những sản phẩm từ sữa như sữa chua hay pho mát rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên quá trình tiệt trùng và đóng hộp sản phẩm đã làm biến đổi hoạt tính của những chất dinh dưỡng này. Sau quá trình thanh trùng, các vi khuẩn có lợi trong sữa như probiotic bị tiêu diệt, làm biến tính protein trong sữa.
Quá trình thanh trùng cũng khiến đường lactose biến thành đường beta-lactose. Loại đường này được cơ thể hấp thụ nhanh hơn, gây đột biến lượng đường trong máu.
Vì thế, vào buổi sáng bạn nên tránh các sản phẩm làm từ sữa như pho mát, sữa chua, kem, ngoại trừ bơ. Vì trong bơ không có những protein có hại như casein hay BCM-7 và quá trình tiệt trùng cũng không ảnh hưởng tới những protein có lợi trong bơ.
Đường và trái cây
Cơ thể cần natri vào mỗi buổi sáng để ổn định huyết áp. Tuy nhiên việc ăn hoa quả vào buổi sáng là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tụt huyết áp. Ăn hoa quả vào mỗi buổi sáng cũng khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Vì thế, hãy loại bỏ hoa qua ra khỏi thực đơn buổi sáng, thay vào đó bạn hãy tăng cường sử dụng những loại ra củ giàu chất dinh dưỡng khác.
Không nên ăn trái cây buổi sáng.
Đường cũng là loại thực phẩm cấm kỵ vào buổi sáng. Vì ăn đường mỗi buổi sáng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Hiện tượng này dẫn tới một phản ứng dây truyền khác, kích thích tuyến tụy tiết insulin quá mức cần thiết.
Khi lượng isulin vượt quá mức cần thiết, loại hormone này sẽ ức chế, khiến lượng đường trong máu giảm dột ngột, dẫn tới tụt huyết áp. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bộ não trì trệ và có cảm giác thèm ăn.
Các loại ngũ cốc
Gluten là hỗn hợp protein có nhiều trong các loại ngũ cốc. Khi được hấp thụ vào cơ thể, gluten biến thành hợp chất opioid gluteomorphins, kích thích hình thành các chất gây nghiện như heroin. Nếu bạn thường xuyên ăn ngũ cốc, hiện tượng “nghiện” sẽ dần hình thành, khiến cơ thể có cảm giác thèm và muốn ăn ngũ cốc thường xuyên.
Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều ngũ cốc cũng gây hại cho sức khỏe. Nó gây ra hiện tượng viêm, đau dạ dày và một loạt các bệnh về hệ tiêu hóa khác. Vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên tránh xa các loại thực phẩm từ ngũ cốc như bánh mỳ nướng, bánh xèo và đồ ăn nhẹ.