Những lưu ý khi làm bài tự luận

Bộ GD& ĐT cảnh báo hội đồng thi tăng cường trách nhiệm sau những sự cố ở đợt thi thứ nhất Ảnh: Hồng Vĩnh
Bộ GD& ĐT cảnh báo hội đồng thi tăng cường trách nhiệm sau những sự cố ở đợt thi thứ nhất Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Khoảng 880.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ diễn ra ngày 9 và 10 - 7. Đợt này, ngoài các môn thi trắc nghiệm, có rất nhiều môn thi tự luận.

> Làm quen với đề thi đợt hai

Bộ GD& ĐT cảnh báo hội đồng thi tăng cường trách nhiệm sau những sự cố ở đợt thi thứ nhất Ảnh: Hồng Vĩnh
Bộ GD& ĐT cảnh báo hội đồng thi tăng cường trách nhiệm sau những sự cố ở đợt thi thứ nhất. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Toán, Văn, Sử, Địa, đòi hỏi thí sinh một kỹ năng làm bài khác hẳn thi trắc nghiệm. Báo Tiền Phong đã trao đổi với các thầy cô về kỹ năng làm bài thi các môn tự luận này.

Môn Toán: Theo thầy Nguyễn Cảnh Hoàng (ĐH Công nghệ, ĐHQG HN), khi đọc đề thi, thí sinh nên chọn câu dễ để làm trước và câu khó làm sau. Phương châm làm bài thi môn Toán là: cẩn thận và chăm chút câu dễ để đạt điểm tối đa; dành ít thời gian đến mức tối thiểu để đạt điểm với những câu khó.

Thí sinh cũng cần lưu ý phân bố thời gian hợp lý, dành 20 phút kiểm tra lại bài làm mà không nên tham lam chạy theo bài khó. Bỏ bài khó, dành thời gian kiểm tra cẩn thận để đạt tối đa điểm các bài dễ còn tốt hơn.

Môn Văn: Không nên bỏ qua phần nháp và lập ý là lời khuyên của cô Nguyễn Như Hương (trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội), người tham gia chấm thi tuyển sinh ĐH nhiều năm. Khi làm bài, thí sinh nên quan tâm đến thời gian để phân chia cho từng câu hỏi của đề thi, tạo ra sự cân đối cho cả 3 câu.

Đặc biệt, thi sinh cần đọc kỹ câu hỏi để xác định đúng yêu cầu của đề thi, tránh hiện tượng thí sinh chỉ cần đọc qua đề thi, thấy hỏi tác phẩm nào là viết hết những gì có trong đầu về tác phẩm đó, bất luận đề hỏi gì.

Đặc biệt, đa số thí sinh bỏ qua bước quan trọng là làm bài nháp: xác định vấn đề, lập ý, tìm dẫn chứng, tư liệu... Thí sinh cũng cần trình bày sáng sủa để giám thị có thiện cảm. Cô Hương cho biết, khi chấm bài, nhiều thí sinh đã viết xấu lại trình bày không rõ hoặc làm bài ẩu rất dễ bị chấm sót ý của bài làm.

Môn Lịch sử: Theo PGS - TS. Ngô Đăng Tri, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Đảng CSVN khoa Lịch sử - trường ĐHKH XH-NV, khi làm bài thi thí sinh cần làm đủ câu, không làm bài kiểu câu thừa câu thiếu. Thí sinh không nên trả lời quá vắn tắt như sách giáo khoa mà phải trình bày như một bài luận về lịch sử, phải có luận cứ, luận điểm, minh chứng, nhận xét, đánh giá, kết luận, đưa ra nhận xét của cá nhân, ý nghĩa lịch sử, liên hệ… Trình bày logic, chữ nghĩa đẹp, phải có tư liệu lịch sử nhưng không không cần quá chi tiết.

Môn Địa lý: Theo PGS - TS Đặng Văn Đức, Trưởng khoa Địa lý, ĐHSP HN, đề thi tuyển sinh môn này thường gồm 4 câu: 3 lý thuyết, 1 câu thực hành để kiểm tra kỹ năng và thí sinh nên làm đủ 4 câu.

Khi làm bài, ngoài yêu cầu chung về diễn đạt và trình bày, thí sinh phải đảm bảo sự chính xác vì đây là một môn vừa mang tính xã hội, vừa mang tính tự nhiên. Riêng với câu thực hành, thí sinh nên chú ý kỹ năng xử lý số liệu, vẽ lược đồ và biểu đồ chính xác .

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG