Việt Nam đã chủ động tham gia cam kết “Net Zero” cùng hơn 100 nước trên thế giới với mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hoàn thành mục tiêu này của chính phủ, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang có những chương trình hành động thiết thực, thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. Tập đoàn TCP và công ty TCP Việt Nam, chủ sở hữu của các thương hiệu nước tăng lực quen thuộc đến từ Thái Lan như Red Bull và Warrior là một trong những doanh nghiệp như thế.
Nối tiếp nhiều nỗ lực dài hạn của Tập đoàn TCP nhằm “tiếp năng lượng" cho môi trường, tháng 4 này, TCP Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai chương trình trồng cây “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh” tại khu vực rừng phòng hộ xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trong khuôn khổ chương trình, một hội thảo chuyên đề đặc biệt đã được diễn ra dưới sự dẫn dắt của hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu - ông Nguyễn Thi (Vụ Pháp chế, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Đại diện Văn phòng EPR Quốc gia) và ông Phạm Hồng Quân (Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) cùng những chia sẻ đến từ các đại diện của Tập đoàn TCP dành cho tập thể lãnh đạo, nhân viên của tập đoàn và công ty TCP Việt Nam.
Chương trình Hội thảo đã mang đến cho các lãnh đạo và nhân viên TCP Việt Nam những hiểu biết liên quan đến các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất được quy định tại Luật và Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hội thảo cũng cung cấp những góc nhìn cụ thể về thực trạng biến đổi khí hậu cùng với định hướng, chính sách phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam. Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Tập đoàn TCP đồng thời chia sẻ về những hoạt động, quy trình sản xuất của Tập đoàn trong bảo vệ môi trường, tái chế, và trung hòa các-bon.
Tham gia hội thảo, bà Arjaree Suwangool, Giám đốc Truyền Thông Đối Ngoại Tập đoàn TCP đã chia sẻ về những hoạt động, quy trình sản xuất của Tập đoàn trong bảo vệ môi trường, tái chế, và trung hòa các-bon |
Là chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu, Thạc sĩ Phạm Hồng Quân nhấn mạnh thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu có thể lên tới 14.5% GDP vào năm 2050. Tuy nhiên, Việt Nam chưa sẵn sàng để đối phó với các hiện tượng khí hậu cực đoan, nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng cao khi chỉ số sẵn sàng chỉ xếp thứ 91/192 quốc gia toàn thế giới (theo ND-GAIN Index).[1]
Đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu, sự chung tay của doanh nghiệp đối với mục tiêu giảm thiểu tiêu cực từ biến đổi khí hậu cũng như thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam là hoàn toàn cần thiết. Hưởng ứng tinh thần đó, chương trình trồng cây “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh” với trọng tâm là hoạt động trồng và trao tặng 2.700 cây lim xẹt cho Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được đánh giá là giải pháp thiết thực, hiệu quả và mang tính bền vững cao.
Theo Thạc sĩ Phạm Hồng Quân, biến đổi khí hậu có thể gây ra thiệt hại về kinh tế lên đến 14.5% GDP vào năm 2050 |
Bàn về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), ông Nguyễn Thi, Vụ Chính sách, pháp chế Bộ Tài nguyên và môi trường, thành viên Văn phòng EPR Việt Nam cho biết nhà nước cũng đang từng bước hoàn thiện các quy định có liên quan. Nhà sản xuất có thể thực hiện trách nhiệm bằng cách tổ chức tái chế theo quy định, hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế dưới sự hỗ trợ của Nhà nước. Mức đóng góp sẽ tăng dần phụ thuộc vào việc mở rộng quy mô sản xuất của đơn vị kinh doanh.
Có thể thấy, ở bất kỳ giải pháp nào, doanh nghiệp đều đóng vai trò chủ thể, quyết định lớn đến hiệu quả cuối cùng. Do đó, doanh nghiệp không chỉ là bên thực thi, mà còn có thể chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện chính sách và đồng hành nâng cao nhận thức của xã hội về các giải pháp này.
Nhìn nhận tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất, bà Arjaree Suwangool, Giám đốc Truyền Thông Đối Ngoại Tập đoàn TCP đã tham gia “cuộc đối thoại" với những chia sẻ về hoạt động, quy trình sản xuất của Tập đoàn trong bảo vệ môi trường, tái chế và và trung hòa các-bon. Trong đó nhấn mạnh chương trình “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh" là một trong những nỗ lực của Tập đoàn TCP nói chung và TCP Việt Nam nói riêng trên hành trình hiện thực hóa chiến lược “Quan tâm - Tiếp năng lượng cho môi trường”.
Với chương trình lần này, TCP Việt Nam đã chủ động đóng góp vào nỗ lực chung nhằm bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chương trình đồng thời tái khẳng định tầm nhìn, định hướng của doanh nghiệp trên hành trình tiếp năng lượng cho môi trường vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.