TPO - Trong quá trình triển khai xây dựng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra một số kết luận, kiến nghị chủ đầu tư xử lý. Quá trình thực hiện kết luận của kiểm toán, Ban quản lý dự án đường sắt đã có một số kiến nghị, nhưng chung chung, chưa đủ cơ sở để xem xét, giải quyết, nên lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu báo cáo chi tiết.
TPO - Chiều ngày 29/10, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã họp và chấp thuận kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Như vậy, tuyến đường sắt này đã đủ điều kiện đưa vào khai thác thương mại giai đoạn đầu.
TPO - Bị bỏ không nhiều năm, phải phơi nắng mưa, thậm chí sử dụng sai mục đích… nhiều hạng mục tiền tỷ trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư trên 18 nghìn tỷ đồng đang bị xuống cấp, hư hỏng.
TP - Ngoài phá kỷ lục về thời gian thi công (11 năm), đến nay Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng là dự án có thời gian vận hành thử nghiệm kỹ nhất: 3 năm. Tuy nhiên, dư luận vẫn không biết khi nào tàu có thể khai thác thương mại.
TPO - Bộ GTVT cho biết, dự kiến trong tháng 10 này, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công trình xây dựng sẽ họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Nếu được Hội đồng chấp thuận, Bộ GTVT sẽ bàn giao tuyến đường sắt đô thị này cho Hà Nội khai thác thương mại.
TPO - Do dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) không hoàn thành đúng tiến độ, nên phải kéo dài hợp đồng tư vấn giám sát làm tăng chi phí hợp thêm trên 7,8 triệu USD (tương đương khoảng 177 tỷ đồng). Tuy nhiên, số tiền này vẫn chưa có nguồn để trả.
TPO - Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, các đơn vị liên quan của bộ đang nỗ lực để có thể bàn giao dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh- Hà Đông cho Hà Nội trong tháng 3 này.
TPO - Theo Bộ GTVT, đơn vị tư vấn giám sát thi công đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tuy chưa có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát phòng cháy, chữa cháy theo quy định Việt Nam, nhưng là nhà thầu tư vấn giám sát nước ngoài có kinh nghiệm, vì vậy Bộ GTVT đề nghị Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CHCN) xem xét, chấp thuận chứng chỉ tư vấn giám sát phòng cháy, chữa cháy mà nhà thầu tư vấn đã được cấp tại Trung Quốc.
TPO - Do còn một số công việc liên quan tới thủ tục đánh giá an toàn kỹ thuật, nghiệm thu, nên dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) chưa thể hoàn thành bàn giao cho Hà Nội trong tháng 1 này. Thay vào đó, dự án được gia hạn tới ngày 31/3 tới. Bộ GTVT cũng nhận phần trách nhiệm trên cương vị là chủ đầu tư khi dự án chậm tiến độ.
TPO - Sau khi thực hiện chào thầu quốc tế, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã lựa chọn một công ty Trung Quốc làm Tư vấn hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, khi tiếp nhận bàn giao dự án từ chủ đầu tư là Bộ GTVT.
TP - Cách đây 10 năm, Hà Nội khởi công tuyến đường sắt đô thị đầu tiên, với kỳ vọng đầu tư đồng bộ trước 4 tuyến trong 5 năm, để tạo kết nối giữa nội đô và ngoại thành. Tuy nhiên, sau 1 thập kỷ khởi công, các dự án đều chậm tiến độ, không đồng bộ, dẫn tới nguy cơ khó phát huy hiệu quả.
TPO - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay các nhân sự của tổng thầu EPC, tư vấn giám sát (Trung Quốc), tư vấn đánh giá an toàn hệ thống (tư vấn ACT, Pháp) vẫn chưa thể sang Việt Nam tiếp tục thực hiện dự án.
TPO - Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) dù chưa biết ngày hoàn thành để đưa vào khai thác, nhưng nợ gốc khoản vay ODA của Trung Quốc đã tới ngày phải trả. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiến nghị cho giãn nợ tới khi bàn giao nghĩa vụ này cho UBND thành phố Hà Nội.
TPO - Để thúc đẩy tiến độ, tháo gỡ vướng mắc để đưa dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) vào khai thác thương mại, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng Giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) sang Việt Nam làm việc.
TP - Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hoàn thành và đưa sử dụng một thời gian dài. Tuy nhiên, 7 tuyến đường dân sinh mà nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) mượn của dân để vận chuyển vật liệu xây dựng trong quá trình làm đường đến nay vẫn chưa được hoàn trả như đã hứa, nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng, khiến người dân vô cùng bức xúc.
TPO - Mượn 7 tuyến đường dân sinh tại huyện Bình Sơn để thi công cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và cam kết sẽ hoàn trả đường tháng 10/2017, nhưng đến nay nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) vẫn chưa hoàn trả lại đường cho dân, trong khi các tuyến đường này xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân bức xúc.
TPO - Dù dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đã xong việc xây dựng và lắp đặt thiết bị, kế hoạch ban đầu sẽ chạy thử toàn hệ thống từ cuối tháng 11 vừa qua để đánh giá, nghiệm thu, nhưng sau đó phải dừng do Tổng thầu EPC chưa xây dựng phương án an toàn.
TPO - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - Chủ đầu tư Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi cho biết, trường hợp nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu A3 của tuyến cao tốc không thực hiện trách nhiệm hoàn trả các tuyến đường theo cam kết với địa phương, chủ đầu tư sẽ thu hồi tiền tạm ứng.
TPO - Hàng loạt vấn đề liên quan đến trình hồ sơ dự án giai đoạn 2 thép Thái Nguyên đã bị lãnh đạo TISCO thời bấy giờ và Tổng công ty thép Việt Nam (VNS) che giấu khi trình lên các cấp lãnh đạo để được phê duyệt dự án cùng với việc tiền liên tục chi ra một cách bất thường thanh toán cho nhà thầu Trung Quốc MCC đến nay vẫn là điều hết sức khó hiểu.
TPO - Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đang rà soát, xem xét xử lý trách nhiệm các bên liên quan tới Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) chậm tiến độ, đội vốn.
TP - Trong hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế tìm nhà đầu tư cho 8 đoạn cao tốc Bắc – Nam theo hình thức BOT, Bộ GTVT khi phát hành hồ sơ mời thầu đã có các điều khoản để xử lý tình huống, pháp luật cũng rõ ràng cho trường hợp phải hủy thầu. Với quyết định của Bộ GTVT, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp nội có thể thở phào.
TP - Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài toàn tuyến hơn 139km đi qua 3 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Dự án do Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, được thông xe toàn tuyến vào ngày 2/9/2018. Điều đáng nói là cao tốc vừa đưa vào sử dụng đã gặp nhiều tai tiếng liên quan chất lượng công trình, trong đó một số gói thầu do công ty Trung Quốc đảm nhận.
TP - Trong khi cả nước đang dõi theo thông tin về con tàu khảo sát Hải Dương (Trung Quốc) với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển, Bộ GTVT huỷ đấu thầu quốc tế cao tốc đường bộ Bắc Nam.
TP - Malaysia đã thu hơn 1 tỷ ringgit (243,5 triệu USD) từ tài khoản ngân hàng của Công ty Kỹ thuật đường ống dẫn dầu (CPP) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc vì hai dự án đường ống dẫn dầu khí chưa hoàn thành, báo Indonesia The Jakarta Post ngày 16/7/2019 dẫn lời Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad.
TPO - Chiều 24/9, Bộ GTVT đã chính thức công bố huỷ chào thầu quốc tế tìm nhà đầu tư cho một số đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông theo hình thức BOT, thay vào đó sẽ thực hiện đấu thầu tìm nhà đầu tư trong nước.
TPO - Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bộ GTVT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý theo quy định đối với những sai sót tồn tại trong việc phê duyệt tổng mức đầu tư từ hơn 8,7 nghìn tỷ đồng lên hơn 18 nghìn tỷ đồng.
TPO - Với vai trò Chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), Bộ GTVT cho biết, nhận thức rõ trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Do đó, sẽ thực hiện các biện pháp để đảm bảo chất lượng, tuyệt đối an toàn.
TPO - Bộ GTVT lại vừa tiếp tục phải thừa nhận một loạt vấn đề tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), khiến dự án chậm tiến độ, đội vốn thậm chí còn kéo dài thêm nữa, chưa hứa ngày đưa vào vận hành. Thông tin được Bộ GTVT trả lời cử tri Hà Nội.
TPO - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cam kết sẽ tiếp tục rà soát, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết nếu có nhằm đảm tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng công trình.