Đướng sắt Cát Linh–Hà Đông:

Nâng tổng mức đầu tư lên 18 nghìn tỷ đồng khi chưa báo cáo Thủ tướng

Đướng sắt Cát Linh – Hà Đông: Kiểm toán đề nghị kiểm điểm trách nhiệm “đội” vốn 10 nghìn tỷ
Đướng sắt Cát Linh – Hà Đông: Kiểm toán đề nghị kiểm điểm trách nhiệm “đội” vốn 10 nghìn tỷ
TPO - Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bộ GTVT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý theo quy định đối với những sai sót tồn tại trong việc phê duyệt tổng mức đầu tư từ hơn 8,7 nghìn tỷ đồng lên hơn 18 nghìn tỷ đồng.

Liên quan đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai sót, hạn chế tại dự án này.

Đến hết tháng 6/2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khoảng 11.337 tỉ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỉ đồng đã đầu tư vào dự án. Số chênh lệch khoảng 2.656 tỉ đồng do chủ đầu tư tính sai khối lượng, đơn giá…

Ngoài hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị chưa phù hợp, Kiểm toán nhà nước cho rằng, việc mua các đoàn tàu cũng có vấn đề.

Riêng hạng mục thiết bị và đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được điều chỉnh tăng vốn khoảng 3.143 tỉ đồng, trong đó chi phí mua các đoàn tàu tăng 364 tỉ đồng, hạng mục thiết bị tăng 2.778 tỉ đồng.

Nâng tổng mức đầu tư lên 18 nghìn tỷ đồng khi chưa báo cáo Thủ tướng ảnh 1 13 đoàn tàu hoạt động trên tuyến Cát Linh - Hà Đông tập kết tại khu Depot.

Kết luận kiểm toán cũng chỉ ra, dự án sử dụng vốn vay chưa hiệu quả do việc phối hợp triển khai thực hiện và giải quyết những khó khăn trong thực hiện cơ chế tài chính của dự án chậm.

Hiệp định vay là 1,2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 169 triệu USD ký năm 2008, còn Hiệp định vay mới nhất bổ sung trên 1,5 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 250 triệu USD ký ngày 11/5/2017 và đến ngày 25/12/2017 mới có hiệu lực. Ngày 17/4/2018 mới bắt đầu giải ngân lần đầu đến ngày 30/6/2018 mới giải ngân được 9,3 triệu USD.

Theo cơ quan kiểm toán việc vay vốn của Trung Quốc trước mắt giải quyết được các vướng mắc về vốn đầu tư cho các dự án nhưng cũng gặp những ràng buộc, bất lợi cho phía Việt Nam. Chẳng hạn như phải thực hiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện hơn 13,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xem xét xử lý trách nhiệm tập thể và cá nhân còn để xảy ra sai sót, trong đó có việc ký phụ lục hợp đồng số 11 điều chỉnh hình thức hợp đồng từ đơn giá và tỷ lệ phần trăm sang hình thức trọn gói khi một số hạng mục chỉ tạm tính, không có dự toán chi tiết; thương thảo bổ sung hơn 21 triệu USD chi phí xây dựng tăng thêm vào giá hợp đồng trọn gói thiếu cơ sở pháp lý.

Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị Bộ GTVT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý theo quy định đối với những sai sót tồn tại trong việc phê duyệt tổng mức đầu tư từ hơn 8,7 nghìn tỷ đồng lên hơn 18 nghìn tỷ đồng (vượt 10 nghìn tỷ đồng) khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội về điều chỉnh dự án đầu tư.

MỚI - NÓNG