Nga thu hồi thiết bị lắp đặt cho tàu sân bay lớp Mistral

Hai chiến hạm chở trực thăng lớp Mistral Sevastopol (phải) và Vladivostok hôm 21/5 đậu tại nhà máy đóng tàu STX Les Chantiers de l'Atlantique ở Saint-Nazaire, phía tây Pháp. Ảnh: Reuters.
Hai chiến hạm chở trực thăng lớp Mistral Sevastopol (phải) và Vladivostok hôm 21/5 đậu tại nhà máy đóng tàu STX Les Chantiers de l'Atlantique ở Saint-Nazaire, phía tây Pháp. Ảnh: Reuters.
Nga thành lập một nhóm chuyên gia để tháo dỡ những thiết bị quan trọng từ hai tàu chở trực thăng lớp Mistral do Pháp sản xuất, sau khi Paris hủy hợp đồng bán các chiến hạm này cho Moscow từ tháng 10 năm ngoái.

Điện Kremlin quyết định gửi chuyên gia tới Pháp để thu hồi những trang thiết bị quan trọng lắp đặt trong chiến hạm Mistral. Moscow có thể sẽ dùng những thiết bị này cho các tàu chiến khác thuộc lực lượng hải quân, theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass. Sau khi hợp đồng mua hai tàu lớp Mistral từ Pháp bị hủy, Nga được cho là đang có kế hoạch chế tạo các chiến hạm chở trực thăng của riêng mình.

"Nhiệm vụ này đã được tính toán kỹ lưỡng và nay chúng tôi đang xây dựng một đội ngũ chuyên gia để cử sang Pháp tháo dỡ những thiết bị điều khiển và liên lạc trên các tàu Mistral đáng nhẽ sẽ chuyển giao cho Nga", một nguồn giấu tên hôm 25/7 cho biết.

Theo điều khoản của bản thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD ký kết giữa Nga và Pháp hồi tháng 6/2011, Nga nhận chiến hạm Mistral đầu tiên, mang tên Vladivostok, vào cuối năm ngoái. Chiếc thứ hai, Sevastopol, dự kiến được chuyển giao vào nửa cuối năm nay.

Thỏa thuận cuối cùng về việc Pháp bồi thường cho Nga để chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral vẫn chưa được đưa ra. Moscow cho hay khoản bồi thường ước tính lên đến 1,3 tỷ USD.

Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước 21.300 tấn, có thể chở 4 xà lan đổ quân, 16 trực thăng, hai tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sĩ, Mistral là chiến hạm lớn thứ hai của hải quân Pháp, chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule, và là tàu đổ bộ lớn nhất trong các tàu cùng loại ở châu Âu hiện nay. Tàu đạt tốc độ tối đa khoảng 33 km/h và có phạm vi hoạt động 19.800 km. Một thủy thủ đoàn gồm 160 người đảm nhận trách nhiệm vận hành tàu.

Tàu mang hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn MBDA Simbad dùng tên lửa Mistral. Hệ thống này tích hợp radar dẫn đường hồng ngoại với tầm hoạt động lên tới hơn 6 km, đảm bảo khả năng phòng vệ trước máy bay và tên lửa hành trình đối hạm.

Nhà sản xuất cũng lắp đặt cho chiến hạm 4 súng máy Browing M2-HB 12,7 mm cùng hai tổ hợp pháo phòng không hải quân Breda-Mauser 30 mm, đủ sức tiêu diệt các loại tàu tuần tiễu cỡ nhỏ, máy bay, hệ thống phòng không tầm ngắn, trợ giúp tấn công các phương tiện thiết giáp, đồng thời yểm trợ lính thủy đổ bộ lên bờ biển.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.