Hãng Sputnik dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp hàng không Liên bang Nga cho biết, việc đàm phán hợp đồng này đã được tiến hành từ nhiều năm trước.
Trước đó, ông Sergei Korotkov, Giám đốc điều hành hãng chế tạo máy bay Nga RSK MiG cho biết, MiG sẵn sàng cung cấp cho MiG-35 cho Ai Cập. Đây là tiêm kích thế hệ mới nhất của Nga, kế tiếp MiG-29M/M2 và MiG-29K/KUB.
Trong biên chế Không quân Ai Cập hiện có các loại tiêm kích F-16 của Mỹ, Mirage 2000 của Pháp, MiG-21 của Nga, cũng như J-7 (biến thể MiG-21 do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép).
Nếu hợp đồng được thực hiện, các máy bay MiG-29 có thể sẽ thay thế đội máy bay cũ MiG-21 và J-7.
Trước đó, hồi tháng 2/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp ban lãnh đạo Ai Cập. Sau cuộc gặp này, giới truyền thông đưa tin, Nga và Ai Cập đã ký hợp đồng lớn bán vũ khí công nghệ cao của Nga, trong đó có MiG-29.
Nga và Ai Cập đã nối lại các chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự sau thời gian dài Ai Cập từ bỏ Liên Xô chuyển sang dựa vào Mỹ về nguồn cung cấp vũ khí.
Tháng 3/2015, Nga bắt đầu chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500 (SA-23 Gladiator\Giant) cho Ai Cập mà họ đặt mua năm 2014.
MiG-29 là dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ 4, có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km.
Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 móc treo vũ khí cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ. MiG-29 được xem là đối thủ của F-16 Fighting Falcon (Mỹ).