Hãng Interfax ngày 5/3 dẫn nguồn giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Việc cung cấp các thiết bị công nghệ phụ trợ đang được tiến hành. Từ nay tới cuối năm, Ai Cập sẽ có được bệ phóng và các thiết bị khác”.
Như vậy, Ai Cập đã trở thành quốc gia thứ hai sau Venezuela sở hữu hệ thống phòng không tối tân của Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động và chống máy bay S-300VM Antey-2500 là phiên bản mới của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300V. Nó được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp, quân sự và các mục tiêu quan trọng khác mang tầm cỡ quốc gia cũng như các cụm quân chiến đấu trước các đợt tấn công của các phương tiện tấn công đường không của đối phương.
Antey-2500 là phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo trong phạm vi 2.500 km, đồng thời tiêu diệt hiệu quả tất cả các mục tiêu khí động lực và khí đạn đạo.
Tổ hợp tên lửa loại này có khả năng bắn đồng thời vào 24 mục tiêu khí động lực khác nhau, bao gồm cả mục tiêu tàng hình hoặc 16 tên lửa đạn đạo với xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ khoảng 0,02 m2 hoạt động ở tốc độ 4.500 m/s.
Biên chế tác chiến của tổ hợp tên lửa S-300VM Antey-2500 bao gồm: sở chỉ huy 9S457M; trạm radar quan sát rộng 9S15M2; trạm radar quan sát theo lập trình Ginger 9S19M2 để phát hiện tên lửa đạn đạo; tên lửa khí đạn đạo lớp SRAM và máy bay tuần tra gây nhiễu trong phạm vi 100 km; trạm dẫn đường tên lửa đa tần 9S32M; hai thiết bị phóng 9A83M mang 4 tên lửa phòng không có điều khiển 9M83M và 9A83M mang 2 tên lửa phòng không có điều khiển 9M82M; hai thiết bị nạp phóng 9A85M giành cho thiết bị phóng 9A83M mang tên lửa phòng không có điều khiển 9A83M và 9A84M giành cho thiết bị phóng 9A82M mang tên lửa phòng không có điều khiển 9M82M; phương tiện bảo đảm kỹ thuật và bảo dưỡng.