Mỹ, Trung, Nga - 'Tam quốc diễn nghĩa' Biển Đông?

Mỹ, Trung, Nga - 'Tam quốc diễn nghĩa' Biển Đông?
TPO - Vòng quanh bờ biển Trung Quốc, dưới góc độ quân sự đã hình thành vô thức một vành đai của hệ thống “chính trị phòng ngừa” và vành đai này càng lúc càng mạnh lên, càng lúc càng phát triển.

Mỹ, Trung Quốc, Nga - 3 cường quốc có những toan tính gì trên Biển Đông?

Nước Nga cũng trở lại châu Á

Cũng có nhiều chuyên gia địa chính trị cho rằng, có thể có kịch bản Trung Quốc bằng cách nào đó sẽ bao trùm ảnh hưởng của mình lên toàn bộ khu vực. Một chuyên gia về địa chính trị, giáo sư D.Mosyakov đã nhận định khả năng Trung Quốc, dựa vào tình hình hiện nay (sự suy yếu về kinh tế của Mỹ, những khó khăn mà Mỹ đang phải đối phó ở thế giới A rập, Nam Mỹ, những quan tâm của Nga thiên về tình hình Trung Đông và Bắc Kinh kịp thời điều chỉnh chiến lược chính trị đối ngoại).

Trong mọi trường hợp thì tình hình của ASEAN cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế - chính trị của nước Nga. Nhưng trong mối quan hệ với ASEAN, để bảo vệ lợi ích của mình, Moscow nên tránh xa các xung đột về chủ quyền biển đảo, nhưng đồng thời phải giữ tầm nhìn và điểm nhấn cho sự phát triển các mối quan hệ với Đông Nam Á – trên hết, đó là Việt Nam, sau đó là các nước khác trong khu vực, không phụ thuộc vào vấn đề, nước đó thuộc nhóm có xu hướng chính trị nào “thân Trung Quốc, không thân Trung Quốc”.

Lính hải quân Nga luyện tập ở quân cảng Cam Ranh trong thời gian hạm đội Thái Bình Dương đồn trú tại đây
Lính hải quân Nga luyện tập ở quân cảng Cam Ranh trong thời gian hạm đội Thái Bình Dương đồn trú tại đây.

Vị thế của nước Nga ở châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong vài thập kỷ gần đây có sự thay đổi rõ rệt: Từ một thành trì của CNXH, giúp đỡ hết sức mình cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản địa phương bao gồm cả Triều Tiên, Trung Quốc, cùng với Trung Quốc đóng vai trò liên minh các nhà nước XHCN trong các cuộc đấu tranh dành độc lập ở Đông Nam Á, là đồng minh trung thành và chủ chốt của Việt Nam trong xuốt giai đoạn khó khăn từ năm 1970 – 1980. Sử dụng một căn cứ quân sự có vị trí quan trọng bậc nhất Đông Nam Á - căn cứ Cam Ranh - vị thế của Liên bang Xô Viết có được tầm quan trọng vô cùng lớn, làm suy yếu chính sách đối ngoại châu Á của Mỹ.

Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga nhanh chóng trở thành một bóng mờ và hầu như mất hoàn toàn vai trò một đối tác kinh tế quan trọng đối với các nước trong khu vực. Và sự thoái trào đó đã gây ra rất nhiều tổn thất về lợi ích kinh tế, chính trị với nước Nga, không những thế, còn gây lên nguy cơ đe dọa trực tiếp an ninh của chính nước Nga và những đồng minh châu Á thuộc Liên xô cũ của Nga trên vùng Viễn Đông.

Mặc dù đã giải quyết vấn đề biên giới với Trung Quốc, nhưng Nhật Bản dưới áp lực tranh chấp biển đảo đã vũ trang trở lại. Viễn Đông lại nổi cộm với nguy cơ nạn nhập cư của hơn 100 triệu người Trung Quốc dưới cái ô lực lượng lục quân và không quân vô cùng lớn. Cuộc đấu tranh về kinh tế và khoa học công nghệ diễn ra rất gắt gao. Trung Quốc vừa là đối tác chiến lược trong ngành công nghiệp quốc phòng, lại vừa là đối thủ cạnh tranh trực tiếp bởi nạn copy không có bản quyền (lisence) các sản phẩm quốc phòng giá rẻ. Áp lực cân bằng lực lượng càng trở lên mạnh mẽ khi Trung Quốc vừa là đối tác nhập khẩu dầu chính của nước Nga, nhưng cũng là nguy cơ khi mở rộng thị trường sản phẩm giá rẻ ở Nga, điều này có thể cướp đi cả thị trường trong nước, cả đối tác nước ngoài của Nga. Và khi nước Nga suy yếu, cũng không có gì đảm bảo về an ninh chính trị của Nga trước một Trung Quốc đại lục.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Việt Nam hồi đầu năm 2013 và bày tỏ mong muốn hải quân Nga trở lại Cam Ranh
Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Việt Nam hồi đầu năm 2013 và bày tỏ mong muốn hải quân Nga trở lại Cam Ranh.

Một kịch bản tối ưu cho sự quay trở lại và hiện diện của Nga trong tương lai sẽ được thể hiện như sau: Dựa vào kết quả của một chính sách chính trị lâu đời, từng bước phát triển và có hiệu quả rất cao, nước Nga đang thực thi chiến lược quay trở lại châu Á, chiến lược đó đang từng bước được thực hiện, cẩn trọng, im lặng và chắc chắn, Nga sẽ trở thành một trung tâm chủ chốt của châu Á - Thái Bình Dương.

Ảnh hưởng của Nga trong khu vực châu Á có ý nghĩa rất lớn, nước Nga sẽ tích cực tham gia có tiếng nói mạnh mẽ trong các khối liên minh hợp tác về quân sự - chính trị cùng như về kinh tế, đặc biệt có ý nghĩa khi Trung Quốc đang tăng cường chính sách đối ngoại quyền lực. Một số các công ty của Nga, không quan tâm đến những phản ứng quyết liệt của Trung Quốc, đã tiến hành thăm dò dầu khí và khí đốt trên thềm lục địa của Biển Đông. Một dòng chảy lớn các hợp đồng quốc phòng từ nước Nga đang tiếp cận Việt Nam và các nước ASEAN khác.

Các dòng máy bay chiến đấu của Nga như Sui-27/30 được nhiều nước khu vực Đông Nam Á đánh giá cao
Các dòng máy bay chiến đấu của Nga như Sui-27/30 được nhiều nước khu vực Đông Nam Á đánh giá cao.

Các chuyên gia Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam, Moscow đang xem xét cơ chế mậu dịch tự do với Việt Nam. Với những thành quả đạt được ở Việt Nam, Liên bang Nga đẩy mạnh quan hệ với các nước khác trong khối ASEAN, thể hiện sự tự tin mạnh mẽ trong sự tự do lựa chọn các đối tác hợp tác quân sự - chính trị. Mùa xuân năm 2012, hạm đội liên bang Nga tiến hành các hoạt động trên biển cùng với các chiến hạm của Trung Quốc ở biển Vàng, nhưng đến mùa hè, hải quân hạm đội Thái Bình Dương tiến hành tập trận với Hải quân Mỹ, nhưng không mời hạm đội của PLA.

Cuộc đấu giữa các siêu cường

Trong thế kỷ 21, châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng sẽ là sự đấu tranh giành ảnh hưởng quyết liệt của các siêu cường, cuộc đấu tranh này thể hiện bản chất của cuộc đấu tranh quyền lực mềm, thông qua sự cọ xát giữa các nhóm quốc gia trong phân cực địa chính trị của sự ảnh hưởng (Mỹ, Trung Quốc), đồng thời là những hoạt động tích cực có sự tham gia của Mỹ. Nga và các quốc gia khác với mục đích gìn giữ hòa bình, an ninh khu vực, hợp tác phát triển kinh tế thuận lợi đồng thời ngăn chặn những xung đột vũ trang khu vực. Để thực hiện được định hướng chính trị đó, nước Nga cần có mối quan hệ chặt chẽ toàn diện với Hàn Quốc và Việt Nam, nhưng vẫn phải duy trì mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhằm sử dụng một thị trường rộng lớn với hàng tỷ người.

Trung Quốc đã trở thành 'con tin' bởi chính sách ngoại giao pháo hạm của mình cũng như lý luận về 'lợi ích cốt lõi' phi lý mà không ai thừa nhận.
Trung Quốc đã trở thành 'con tin' bởi chính sách ngoại giao pháo hạm của mình cũng như lý luận về 'lợi ích cốt lõi' phi lý mà không ai thừa nhận..

Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Đông Nam Á đang trở thành trọng tâm kinh tế, chính trị và quân sự. Những mâu thuẫn về lợi ích chính trị quân sự và mối quan hệ hợp tác kinh tế của các siêu cường quốc tế như Mỹ, Trung Quốc, Nga đan xen với nhau trong các quan hệ song phương, đa phương, với từng nước riêng biệt và với cả khối ASEAN nói chung. Nga chắc chắn sẽ đẩy mạnh sự hiện diện của mình bằng những dự án hợp tác kinh tế và quân sự với Việt Nam cũng như với các nước khác. Mỹ sẽ tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Philiphines, Thái Lan. Song song với chiến lược đầu tư chiều sâu, Nga và Mỹ đều có những hoạt động kinh tế và thương mại với một Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, cả Nga và Mỹ đều mong muốn Indonesia trở thành một trong những nước có những ảnh hưởng mạnh mẽ trong ASEAN, và hy vọng trong tương lai sự phát triển của Indonesia sẽ có ảnh hưởng đến các vấn đề quốc tế.

Nước Mỹ đã tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Biển Đông và không bao giờ cho phép ai gây ảnh hưởng đến an ninh hàng hải ở vùng biển quan trọng này
Nước Mỹ đã tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Biển Đông và không bao giờ cho phép ai gây ảnh hưởng đến an ninh hàng hải ở vùng biển quan trọng này.

Phương pháp xây dựng một kịch bản trong tương lai của châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói riêng thông thường là phép ngoại suy những xu hướng phát triển hiện đại trong tương lai. Nhưng trên thực tế, lịch sử phát triển của một khu vực, một châu lục hoặc một quốc gia không mang tính tuyến tính, mà là các yếu tố như: bản chất nhân đạo, quan điểm, phương thức của hành vi, nhu cầu, khát vọng và niềm tin của người dân - có thể hoàn toàn thay đổi tiến trình lịch sử.

Cho đến ngày nay, những chính sách đối ngoại chính trị của Trung Quốc đã tạo ra những cơ hội quan trọng cho các đối thủ của mình, và không ai bỏ qua cơ hội đó. Vòng quanh bờ biển Trung Quốc, dưới góc độ quân sự đã hình thành vô thức một vành đai của hệ thống “chính trị phòng ngừa” và vành đai này càng lúc càng mạnh lên, càng lúc càng phát triển. Hình thành từ hướng Hàn Quốc – Nhật Bản, chạy vòng qua Philiphines, Bruney, Malaysia, Indonesia.

Cái gọi là 'Lợi ích cốt lõi' của Trung Quốc hiện nay rõ ràng không còn nằm trên nguồn tài nguyên khoáng sản hiện có ở các vùng nước đã nêu. Sức mạnh hải dương của Trung Quốc cũng không nằm ở các hạm đội hùng mạnh trên biển Đông, ngay cả khi có tàu sân bay. Sức mạnh hải dương đó nằm trong mối quan hệ với 10 nước ASEAN. Tương tự như Mỹ, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ cũng hiểu rất rõ điều đó, với sự vươn lên mạnh mẽ của lực lượng quân sự cộng với chính sách đối ngoại mềm dẻo, hợp tác hữu nghị trong mọi lĩnh vực. Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang tìm kiếm các cơ hội thuận lợi để cùng ASEAN phát triển mạnh mẽ thành một khu vực hòa bình, hữu nghị và ổn định chính trị.

Trịnh Thái Bằng (Theo Tiếng nói nước Nga)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.