Theo các nhà khoa học, loài nấm này được cho là thuộc chi Dictyophora – một chi nấm có hình dáng dạng lưới đặc trưng. Nhờ hình dáng đó mà chúng được gọi bằng cái tên mỹ miều là “người phụ nữ đeo mạng che mặt”. Chúng có màu cam sáng hoặc vàng, mùi hôi thối và chỉ phát triển trên các mỏ nham thạch có niên đại 600 đến 10.000 năm.
Loài nấm kích thích trong tin đồn có thể có hình dáng giống với loài nấm trong ảnh.
Theo một nghiên cứu ngắn được công bố trên Tạp chí quốc tế về thuốc nấm vào năm 2001, một thử nghiệm về tác dụng kích thích của loài nấm này đã được tiến hành trên 16 phụ nữ và 20 nam giới.
Các tình nguyện viên được yêu cầu ngửi nấm và kết quả là: 6 trong số 16 phụ nữ có cảm giác cực khoái tự phát sau khi ngửi, 10 người còn lại được ngửi ít hơn thì có biểu hiện tăng nhịp tim.
Thử nghiệm này đã dẫn đến kết luận sơ bộ rằng: trong bào tử của loài nấm này có một loại hoocmon đặc biệt mà khi phát tán trong không khí dưới dạng mùi hương, chúng sẽ tác động đến hệ thần kinh của con người và gia tăng cảm giác hưng phấn.
Kể từ khi bài báo được đăng từ năm 2001 đến nay, chưa có thêm một nghiên cứu khoa học nào được tiến hành về loài nấm này. Câu hỏi "liệu có thực sự tồn tại loài nấm khiến phụ nữ "lên mây" sau một lần ngửi?" vẫn chưa có lời giải đáp thích đáng và vẫn chỉ được coi là tin đồn.
Một điều thú vị khác về các loài nấm thuộc chi Dictyophora là chúng có khả năng “nở” rất nhanh chỉ trong vòng 45 phút. Và một vài loài nấm thuộc chi này đã được người dân ở nhiều nước trên thế giới sử dụng từ xa xưa nhờ “sức mạnh” của nó.
Ở Mexico cổ và ở New Guinea, một loài nấm thuộc chi Dictyophora được người dân coi là nấm thiêng và dùng để ăn trong một nghi lễ đặc biệt.
Ở Trung Quốc, các loại nấm thuộc chi này cũng đã được sử dụng từ lâu đời để điều trị các bệnh viêm loét, dạ dày, và bệnh thần kinh.