Hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp: Bộ trưởng, hiệu trưởng chịu trách nhiệm đến đâu?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị.
TPO - Xã hội bức xúc, diễn đàn quốc hội cũng có rất nhiều câu hỏi chuyển tải ý kiến của cử tri về sinh viên ra trường không có việc làm. Bộ trưởng, hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường chịu trách nhiệm đến đâu phải nói cho rõ.

Sáng nay, 7/1, tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH. Lãnh đạo của 271 trường ĐH đã tới dự.

Phát biểu tại hội nghị, nói về vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, trước nghịch lý là môi trường đảm bảo chất lượng giáo dục rất bất cập, khó khăn.

Theo Bộ trưởng, hiệu trưởng các trường ĐH phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo ĐH.

"Xã hội bức xúc, diễn đàn quốc hội cũng có rất nhiều câu hỏi của đại biểu chuyển tải ý kiến của cử tri về sinh viên ra trường không có việc làm. Rõ ràng nguyên nhân quan trọng là từ phía cung. Bộ trưởng trách nhiệm đến đâu, hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường trách nhiệm đến đâu phải nói cho rõ”, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, có nhiều yếu tố để cải thiện chất lượng đào tạo ĐH. Trong đó, phải bắt đầu từ thị trường lao động. 

"Lao động các nước như Philippines, Malaysia sẽ tràn sang Việt Nam, còn nước ta xuất khẩu lao động không biết nói thế nào, chủ yếu làm lao động chân tay.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Nhưng rất tiếc, do rất nhiều lý do, phần lớn các cơ sở đào tạo dành thời gian, công sức rất hạn chế cho việc nghiên cứu dự báo thị trường lao động. Việc đào tạo dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có. Do đó, có những ngành cần thì thiếu và môi trường chính sách cũng chưa chạy kịp. 

Chính vì vậy, ông cũng đặt câu hỏi trách nhiệm của hiệu trưởng thế nào trước những dự báo? Nếu không nhanh chóng thay đổi thì sẽ thua ngay trên sân nhà.

“Lao động các nước như Philippines, Malaysia sẽ tràn sang  Việt Nam, còn nước ta xuất khẩu lao động không biết nói thế nào, chủ yếu làm lao động chân tay” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu thực tế.

Mặt khác, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, đội ngũ giảng viên của Việt Nam đang có vấn đề. Chỉ có khoảng 17-20% giảng viên có trình độ từ tiến sĩ, còn lại phổ biến là thạc sĩ, cử nhân.

Quý 2 năm 2016 cả nước có 1,088 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tăng 16.400 người so với quý 1 năm 2016. Đáng chú ý, trong số đó có tới 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật, cụ thể có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Nguồn Bộ LĐ-TB-XH 

Cơ sở vật chất kể cả trường ĐH nước ngoài ở Việt Nam cũng chưa có trường chất lượng. Một trường ĐH đâu phải chỉ là có chữ, còn phải là nơi sáng tạo. Của ta nhiều trường còn thuê, có những trường trông như kho, thì làm sao sáng tạo được, phần lớn học chay. Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng”.

Vấn đề thứ ba liên quan đến chất lượng đào tạo đó là tài chính. Các trường của Việt Nam mới chỉ có một số ít trường có tích lũy còn lại chủ yếu  lấy thu bù chi.

Trước những vấn đề được nêu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các trường phải ngồi lại với nhau để cùng bàn, cùng tìm phương hướng để nâng cao chất lượng trong thời gian tới.

3 vấn đề nóng nâng cao chất lượng giáo dục ĐH

Bộ GD&ĐT đã xác định, chỉ có đổi mới công tác quản trị đại học, đẩy mạnh tự chủ, tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng đầu ra, đào tạo theo nhu cầu xã hội thay vì đào tạo dựa trên thế mạnh của nhà trường mới có thể thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh của GD ĐH. 

Xuất phát từ mục tiêu này, tại Hội nghị Nâng cao chất lượng GD ĐH, Hiệu trưởng các trường ĐH trên cả nước sẽ cùng trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng GD ĐH. 

Theo đó, các nội dung thảo luận sẽ tập trung vào 3 vấn đề lớn: Đổi mới quản trị ĐH và thực hiện tự chủ các trường ĐH; Các giải pháp đảm bảo chất lượng, thực hiện kiểm định chất lượng trong toàn hệ thống; Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng thâm dụng kỹ thuật công nghệ, kết nối với nhà sử dụng lao động để sinh viên có thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

MỚI - NÓNG