'Ghế nóng' Sacombank: Có hay không một 'ván cờ'?

TP - Thị trường vừa rộ lên tin đồn, tới đây ông Dương Công Minh- nguyên chủ tịch LienVietPostBank sẽ sang Sacombankgiữ vị trí ghế nóng chủ tịch nhà băng này và tương lai sẽ có thể xảy ra sáp nhập (M&A) giữa Sacombank và LienVietPostBank. Hư thực thông tin thế nào, có hay không “ván cờ” Sacombank như đồn thổi. Ông Nguyễn Đức Hưởng, tân chủ tịch HĐQT LietVietPostBank chia sẻ.

'Ghế nóng' Sacombank: Có hay không một 'ván cờ'? ảnh 1 Sẽ không có chuyện LienVietPostbank sáp nhập với Sacombank như đồn đoán (?!). Ảnh: Như Ý.

“Ván cờ”Sacombank?

Ông đột ngột rút khỏi danh sách đề cử HĐQT Sacombank và “bất ngờ” quay về được đề cử vào vị trí Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank; Còn có tin ông Dương Công Minh sẽ sang Sacombank (STB) với ghế nóng chủ tịch. Thị trường chứng khoán đồn đây là một ván cờ, thậm chí một “game”, ông thấy sao?

Tôi thấy rõ đây là điểm tốt của STB, thấy rõ là nợ xấu lên tới gần 100 ngàn  tỷ mà hiện rất nhiều người vẫn muốn vào; chứng tỏ đây là một điểm  tốt của STB. Ở Việt Nam hay có ý nghĩ là nó tốt mà mình không vào được thì cũng không ai vào đượcnên người ta có thể sẵn sàng phá. Đây chẳng thể là game hay ván cờ gì cả, vấn đề là người ta muốn biến và gọi tên như vậy.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN)đang nắm giữ 54,4% cổ phần do cha con ông Trầm Bê uỷ quyền chuyển sang và từng tuyên bố:người vào Sacombank cần cùng lúc ít nhất mấy điều kiện như có kinh nghiệm ngành NH, xử lý được tài sản BĐS, có “tiền tươi thóc thật”. Theo ông, đúng không?

Phải công nhận STB tốt về thương hiệu  và nữa là có nhiều tài sản cầm cố là BĐS nhưng với lượng nợ xấu như vậy; với lượng lãi dự thu phải tận 10 năm ; còn giữa sổ sách và thực tế phải khoảng 5 năm. Tuy hai điều này rất cốt lõi nhưng nó lại kèm với rất nhiều  tài sản không sinh lời thậm chí có thể lại kèm theo gây lỗ  (lãi dự thu sau này không thu được nhưng tiền vay vẫn phải trả thanh toán đầy đủ); kèm theo một số đầu vào nữa để quản lý đống đấy. Cho nên để “đỡ” được cho STB không đơn giản chút nào.

Ông từng nói để vào được STB phải là người có đủ 5 tiêu chí. Vậy đó là những gì, vì sao?

5 tiêu chí gồm có: thứ nhất, người đó phải thực sự muốn “ứng cử” vào STB. Nếu họ không muốn thì các điều kiện khác đủ cũng chả tác dụng gì? Thứ hai, người đó phải có nghề ngân hàng; thứ ba phải có nghề bất động sản và phải có tiền mặt thật (tức là tiền đếm ra) chứ không phải là “tiền giơ mặt” ra để nợ (vay ngân hàng). Điểm mặt trên thị trường, chọn được người đáp ứng đủ không dễ chút nào.

Hai tiêu chí nữa phụ nhưng rất chính là người đó phải thổi được “luồng sinh khí mới” vào cho CBCNV Sacombank để họ đủ tin dốc sức tự hào về công việc làm ở Sacombank và không đi đâu nữa (như hiện nay họ đang rất lung lay). Cái “thổi” đó là tinh thần nhưng đủ sức mạnh tạo ra vật chất cực lớn.Bên cạnh, phải không phải riêng NHNN mà cần cả chính quyền, pháp luật, các cấp ngành để xử lý nợ xấu; ví như 1 BĐS bán được không khi cả phường, thành phố, công an, toà án các cấp đều vào cuộc nhưng chỉ cần bên “con nợ” có quan hệ nào đó thôi đã bị cản đường.

'Ghế nóng' Sacombank: Có hay không một 'ván cờ'? ảnh 2

Ông Nguyễn Đức Hưởng.

Trưng cầu “dân ý” trên cương vị chủ tịch

Ông vừa trở lại LienVietPostBank và được bầu làm chủ tịch HĐQT thay ông Dương Công Minh chèo lái con thuyền này.Trên cương vị mới, ông có thông điệp gì chia sẻ với cổ đông và thị trường?

Thông điệp đầu tiên là tôi muốn trưng cầu dân ý từng CBCNV từ nhân viên bảo vệ trở lên. Có 3 vấn đề lớn: Thứ nhất, những tồn tại trong từng mảng trong hoạt động của LVPB thời gian vừa qua là gì?Thứ hai,tôi cần những ý tưởng mới; Thứ ba, tôi muốn tránh truyền thống đi ví dụ như là đưa một số nghiệp vụ ra ngoài NH; thuê dịch vụ bên ngoài; thuê dịch vụ tư vấn.

Hiện tư vấn yếu nhất trong hệ thống NH Việt Nam đó là phân tích các hoạt động tài chính kinh tế trong từng NH và DN vay vốn gần như bị bỏ quên.Tôi sẽ có hoạt động tư vấn về phân tích, kinh tế chiến lược.Cùng đó là tư vấn hiện đại hoá sản phẩm mới và tư vấn làm thuê những vấn đề, nghiệp vụ được; có thể giữ nguyên quỹ lượng nhưng giảm biên chế để lương từng người tăng lên.

LienVietPostBank từng có thời kỳ mạnh về bán buôn.Còn hiện đang đi sang thị trường bán lẻ theo một cách riêngví như thị trường “ngách” về  tài chính vi mô(đơn cử như với sản phẩm Ví Việt.). Ông kỳ vọng hay quan ngại?

NH đã bước sang thời kỳ cạnh tranh “trên ngón tay cái”tức là càng nhiều dịch vụ trên Mobile để cạnh tranh thì càng tốt.  Các NH di động sẽ tiết kiêm nhiều chi phí.NH thắng lợi trên thị trường là NH có dịch vụ hiện đại và tiện ích nhất, phải thoát dần ra khỏi NH truyền thống cho vay đơn thuần, tỷ trọng dịch vụ tăng cao thì NH đó sẽ tồn tại và giảm chi phí, bớt rủi ro; tăng lợi nhuận. Hiện các NH nước ngoài vẫn đang làm như vậy trong khi ở VN vẫn cho vay là chính.

'Ghế nóng' Sacombank: Có hay không một 'ván cờ'? ảnh 3 Đến nay Sacombank vẫn chưa lộ ghế chủ tịch HĐQT.

Không có nhu cầu sáp nhập với Sacombank

Một câu hỏi tò mò liên quan đến M&A. Liệu trong tương lai người ta có thể nghĩ đến sáp nhập giữa STB và LVPB không, thưa ông?

Nhiều thông tin đồn đoán có thể có cuộc sáp nhập giữa NH Sacombank và LienViet. Xu hướng lâu dài, Việt nam nên sáp nhập các NH một cách tự nguyện và thực tế chỉ nên có 10 NHTM thôi; Thực tế thời gian qua cho thấy những cơn bão, những  trận động đất đều từ NHTM nhỏ tạo nên; cho nên NH phải lớn hẳn lên, chuyên nghiệp hơn. Thậm chí các NHTM Nhà nước nếu hiện giờ sáp nhập với nhau thì vẫn chưa bằng một NHTM lớn của Trung Quốc .

Còn đối với LVPB và STB có M&A không thì vẫn đang ở phía trước. Nhưng xin nói rõ là ngay NH chúng tôi mà nhập vào ai đó cũng phải suy nghĩ rất kỹ. Về mạng lưới ai cần thì sáp nhập vào tôi thì cầncòn tôi không cần bởi tôi không đi mua mạng lưới; Còn về nhân sự, nếu muốn mua tôi cũng không nhắm vào STB; Về nguồn vốn lớn hay kỹ thuật hiện đại muốn mua tôi phải nghĩ đến nước ngoài. Tóm lại, chúng tôi không có nhu cầu nhập với Sacombank!

Xin cảm ơn ông!

“Hoạt động ngân hàng giống như lăng kính phản ánh toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế mà suy sụp thì có nợ xấu.Nghị  quyết về nợ xấu ra đời sẽ giải phóng rất nhiều nợ tồn đọng. Trong tổng số 600 ngàn tỷ nợ xấu, chỉ cần giải quyết được 50% thôi đã giảm chi phí tiến tới giảm lãi suất. Đó là hy vọng của thị trường”.

Ông Nguyễn Đức Hưởng

Cổ phiếu ngành ngân hàng (NH) đang biến động mạnh từ đầu năm đến nay.Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, đây mới chỉ là giai đoạn rậm rạp, hi vọng Nghị quyết nợ xấu ra đời còn “kích thích” cuộc đua giá cổ phiếu hơn. Ông Hưởng lưu ý, tháng 11 tới đây, các ngân hàng bắt buộc phải lên sàn UpCOM hết cho nên đây cũng là thời điểm thích hợp để NHNN nên thoái vốn khỏi một số NH cổ phần và là cơ hội để minh bạch để cổ phần hoá thuận lợi nhất. “Không nên để mất vốn Nhà nước một cách phí hoài. Chắc chắn thoái vốn trong giai đoạn này hay nhất”, ông Hưởng nói.

MỚI - NÓNG