TP - Công tác tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 luôn là niềm tự hào của mỗi nhà báo, phóng viên. Ở đó có hình hài của Tổ quốc thân yêu, là hồn thiêng sông núi, thấm đẫm bao mồ hôi xương máu của cha ông.
TPO - Tri ân liệt sĩ Gạc Ma, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng (giai đoạn 1984 – 1988) ngày 15/9, đã trao tặng tủ thờ cho gia đình liệt sĩ Phạm Văn Lợi (tại phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).
TP - Trong lễ tưởng niệm và cầu siêu cho 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân hy sinh anh dũng khi bảo vệ đảo Gạc Ma được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiến hành tại Chùa đảo Sinh Tồn ngày 28/6/2022, tôi được lãnh đạo đoàn công tác chỉ một sĩ quan hải quân trẻ đứng ở hàng đầu, ngay gần Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cho biết: Đó con một liệt sĩ Gạc Ma.
TPO - Nhân chuyến công tác tại các quần đảo và Nhà giàn DK1, Đoàn Thanh niên tỉnh Bình Dương đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho hơn 100 chiến sĩ trẻ quê Bình Dương đang làm nhiệm vụ ở Lữ đoàn 957 (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa).
TPO - Sáng 14/3, tại phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), Hội cựu chiến binh Lữ đoàn 83 Công binh Hải quân đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma – Trường Sa vào ngày 14/3/1988.
TPO - Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Khánh Hoà sáng 13/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Khánh Hoà cần phát huy tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh để đưa tỉnh này trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên. Đặc biệt, tỉnh cần xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế biển.
TPO - Sáng 13/3, tại đình làng Nại Nam (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng (giai đoạn 1984 - 1988) đã tổ chức lễ dâng hương, kỷ niệm 34 năm cuộc chiến bảo vệ Gạc Ma - Trường Sa, tri ân 64 liệt sĩ đã hy sinh vào ngày 14/3/1988.
TP - Gần 10 năm nay, các cựu binh Trường Sa ở Đà Nẵng vẫn thay các đồng đội đã nằm lại biển đảo quê hương chăm sóc các bậc sinh thành. Mỗi năm, lễ tưởng niệm vào ngày giỗ chung của 64 liệt sĩ vẫn được đều đặn duy trì để giữ ngọn lửa Gạc Ma được cháy mãi trong lòng các thế hệ sau.
Thủ tướng khẳng định 64 chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng, quên mình để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là những tấm gương chói sáng minh chứng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
TP - Vậy là đã tròn 5 năm nhà báo Nguyễn Đình Quân - nguyên phóng viên báo Tiền Phong thường trú tại Khánh Hòa ra đi sau một tai nạn bất ngờ (tháng 9 năm 2017). Được mệnh danh là "Nhà báo của Trường Sa", không chỉ đặc biệt gắn bó và nổi tiếng am hiểu về quần đảo Trường Sa thân yêu, nhà báo Nguyễn Đình Quân (với bút danh Thiềm Thừ) còn luôn mạnh mẽ phản biện, đấu tranh với những cái nhìn sai lệch về sự kiện 14/3/1988, cũng như về Trường Sa.
Lần đầu tiên di ảnh của 64 liệt sĩ Gạc Ma được quy tụ đủ đầy trên bức tường trong nhà trưng bày hiện vật của Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Đài truyền hình Việt Nam vừa giới thiệu bộ phim “Tìm di ảnh ở phía chân trời” về sự kiện này .
TPO - Cách đây 33 năm, vào ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đang xây dựng đảo đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì bị quân địch tấn công. 64 cán bộ chiến sĩ anh dũng hy sinh khi quyết giữ đảo.
TPO - Sáng 14/3 tại lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma (Trường Sa), chị Nguyễn Thị Bích Lạc- vợ liệt sĩ Trần Văn Phòng, đã hát ca khúc "Gần lắm Trường Sa" để tưởng nhớ chồng và đồng đội.
TP - Sáng 13/3, đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐVN) cùng các thân nhân, cựu binh đã đến dâng hương tưởng nhớ 64 chiến sĩ Gạc Ma tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
TP - Chúng tôi tìm đến quán phở có tên “Gạc Ma – Trường Sa” ở số 5D đường Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Như mọi buổi sớm thường ngày, cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa – chủ quán vẫn miệt mài với công việc bán phở mưu sinh. Dáng vẻ nhanh nhạy như một người đầu bếp chuyên nghiệp, ông Thoa đang tỉ mỉ chế biến từng bát phở nóng hổi, thơm ngon cho thực khách.
TP - Tròn 33 năm trước (ngày 14/3/1988), 64 chiến sĩ công binh hải quân của ta đã ngã xuống dưới họng súng hung tàn của Trung Quốc, vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển đảo Gạc Ma - Trường Sa. Tinh thần và sức mạnh quả cảm, của những người lính Gạc Ma-Trường Sa ngày ấy đã truyền cảm hứng, sức mạnh cho thế hệ muôn đời về giá trị, ý nghĩa 2 tiếng Tổ quốc.
TPO - Hôm nay (14/3) tròn 32 năm ngày 64 các liệt sĩ ngã xuống ở đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam), như thường lệ anh em, đồng đội và người thân của 64 liệt sĩ lại tựu về tại khu vực ở cầu Mân Quang dẫn lối ra bán đảo Sơn Trà để làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Do TP Đà Nẵng đang có dịch Covid-19, nên anh em đồng đội chỉ làm lễ tưởng niệm đơn giản nhưng không vì thế mà thiếu đi sự trang nghiêm và xúc động.
TPO - Những ngày tháng 3 này, nhiều thành viên từng tham gia Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương lại xúc động sẻ chia trên mạng xã hội những hình ảnh bông hoa cúc, cánh chim hạc tưởng niệm những người đã hy sinh bảo vệ chủ quyền. Với những thành viên năm 2019 có thêm những "trang" hải trình đặc biệt viết lên bằng tình yêu và sáng tạo hướng về biển đảo.
TP - Cuộc trở về của Lê Minh Thoa đêm giao thừa ấy sao mà giống cuộc trở về của nhiều người lính thời chống Mỹ - trở về khi mà gia đình đã nhận được giấy báo tử nhiều năm. Nó có thân phận như bài thơ năm chữ “Người lính mùa xuân về” tôi từng viết: “Người lính mùa xuân về - Sau bao năm báo tử - Ngơ ngác giữa làng quê - Như một người khách lạ”.
TP - Nhiều người đã biết về những người lính Gạc Ma sống sót trong sự kiện bi hùng 31 năm trước. Nhưng tôi xin một lần được kể thêm về anh, làm thơ ca ngợi anh.
TP - Trường Sa tháng 5/1988 sự kiện Gạc Ma. Giữa lúc căng thẳng chuẩn bị đối phó với những diễn biến xấu và giữ đảo thì một cậu lính lên cơn đau ruột thừa. Và đoàn nhà báo ra đảo đúng lúc đã bấm máy ghi lại hình ảnh người bác sĩ đang toát mồ hôi trong phòng mổ.
TP - Đã hơn 30 năm nay, cụ Hoàng Nhỏ ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), cha của liệt sỹ Hoàng Văn Túy vẫn đều đặn làm mâm giỗ cho con trai và những đồng đội của con hy sinh trong trận thảm sát tại Gạc Ma ngày 14/3/1988. Với cụ Nhỏ, 64 người lính hy sinh ngày ấy đã hòa vào nhau làm một, như chính con trai của cụ vậy.
Sau hơn 4 năm ròng rã “đi” qua 14 nhà xuất bản, 48 lần biên tập và 18 lần làm bìa, cuối cùng vào đầu tháng 7 này, cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” đã chính thức có giấy phép phát hành. Có lẽ đây là một trong những cuốn sách có số phận truân chuyên nhất bởi những khó khăn mang tính... thủ tục.
TPO - Ngày 14/3, tại lễ tưởng niệm, tri ân 64 liệt sỹ hi sinh tại Gạc Ma (14/3/1988) do Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng tổ chức, Thiếu tướng Hoàng Kiền (Nguyên chỉ huy trưởng Trung đoàn 83, Nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh Hải quân) đã xúc động đọc bài thơ “Nỗi đau Gạc Ma” do ông sáng tác.
TPO - Trường tiểu học Hướng Phùng (xã Hướng Phùng, huyện rẻo cao Hướng Hóa, Quảng Trị) đã tổ chức buổi ngoại khóa đặc biệt: Lễ tưởng niệm những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ đảo Gạc Ma.
TPO - Sáng 14/3, UBND tỉnh Khánh Hòa, các sở ban ngành, đoàn thể cùng hàng trăm người dân hướng về Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Cam Lâm, Cam Ranh, Khánh Hòa) bày tỏ lòng tiếc thương, tự hào trước anh linh 64 người lính Hải quân đã hi sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc tại Gạc Ma – Trường Sa (Khánh Hòa) ngày 14/3/1988.