Hai nhà khoa học người Việt lọt top được trích dẫn hàng đầu thế giới
Năm 2019 toàn thế giới có 6.216 nhà khoa học trích dẫn cao từ các lĩnh vực khác nhau thuộc 60 quốc gia. Mỹ vẫn là nước có nhiều khoa học xuất chúng nhất, với 2.737 nhà khoa học trích dẫn cao. (xem chi tiết)
Công bố các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới
Chiều 22/11, Bộ GD&ÐT công bố các bộ SGK lớp 1 mới, trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam vẫn chiếm ưu thế với 24/32 cuốn ở các môn. Nhiều vấn đề liên quan đến độc quyền, trách nhiệm lựa chọn SGK cũng như giải pháp chống tăng giá gây sốc cho phụ huynh… được lãnh đạo Bộ giải đáp. (xem chi tiết)
63% học sinh THPT khẳng định: Trong trường học có quấy rối tình dục
Một khảo sát của TS Trần Thành Nam và nhóm tác giả cho thấy, có đến 63% học sinh cho biết rằng chắc chắn hành vi quấy rối tình dục đã xảy ra trong trường học, 91,5% cho rằng đã chứng kiến hoặc là mục tiêu của vấn nạn này. (xem chi tiết)
Học sinh, sinh viên được vay tối đa 2,5 triệu đồng/tháng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định số 1656/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên. Theo quyết định này, mức cho vay tối đa được tăng lên là 2,5 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên. (xem chi tiết)
Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá lại chương trình thực nghiệm của GS Đại
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT rà soát lại việc thẩm định SGK nói chung và đánh giá lại “Chương trình thực nghiệm” của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại. (xem chi tiết)
Đề xuất phân loại trường ĐH theo 5 tiêu chí, 14 chỉ số
Nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội do Hiệu trưởng, PGS.TS Hoàng Minh Sơn chủ trì đã phân tích nhu cầu và đề xuất bộ tiêu chí, chỉ số phân loại các trường ĐH Việt Nam.Bộ chỉ số này được thiết kế nhằm phân loại các trường ĐH dựa trên các chức năng đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng; có tham khảo các bảng xếp hạng thế giới nhằm định hướng trường ĐH Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế. (xem chi tiết)
Nền kinh tế Mỹ đang mất hàng tỷ đô la vì lượng du học sinh giảm
Theo ước tính từ Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA), sự suy giảm liên tục trong tuyển sinh sinh viên quốc tế kể từ năm 2016 đã khiến nền kinh tế Mỹ mất 11,8 tỷ đô la và hơn 65.000 việc làm.
Các sinh viên quốc tế cho rằng việc xin thị thực vào Mỹ là khó khăn hơn và họ ngày càng cảm thấy không an toàn ở Mỹ, dữ liệu khảo sát NAFSA cho thấy.
“Không chỉ các chính sách chống người nhập cư của chính quyền này mà còn có cả những mối lo ngại về bạo lực súng đạn ở Mỹ”, Banks nói. “Đã có một số vụ nổ súng xảy ra và được báo cáo trên toàn thế giới. Phụ huynh chắc chắn tính đến tất cả những điều này khi họ nghĩ đến một nơi cho con đi học”.
Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ, số sinh viên quốc tế mới giảm 0,9% trong năm học 2018-2019, sau khi giảm 6,6% số lượng ghi danh mới trong năm trước đó. Điều này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ chứng kiến sự suy giảm trong vòng ba năm.