TP - Dù Sở GD&ĐT các địa phương có hướng dẫn, chỉ đạo về khoản thu, các khoản cấm thu thế nhưng bằng nhiều cách khác nhau, một số trường học vẫn cố tình thu đủ loại tiền, từ tiền ghế ngồi, bảo hiểm tự nguyện, học thêm… lên tới hàng triệu đồng.
Chỉ còn một tuần nữa là năm học mới 2023 – 2024 bắt đầu. Do đang trong giai đoạn “gối đầu” thay sách giáo khoa (SGK) nên nhà sách cũng như phụ huynh đều có những khó khăn riêng.
TPO - Ngày 26/8, đại diện Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Dương cho biết, Đội QLTT số 5 đã chuyển hồ sơ vụ việc liên quan kinh doanh sách giáo khoa giả sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một thụ lý, tiếp tục điều tra xử lý theo quy định.
TPO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành sách giáo khoa bảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành.
TPO - Đồng tình với đề xuất thanh tra về sách giáo khoa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị cần thanh tra toàn diện từ việc in ấn, rồi lựa chọn, xét duyệt sách giáo khoa…
TPO - “Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ sách giáo khoa - tức một bộ học liệu của nhà nước hay không?", Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đặt vấn đề.
TPO - Đoàn giám sát cho rằng, giá sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cao, tăng 2 - 4 lần giá sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
TPO - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, giai đoạn 2023 – 2026.
TP - Sau khi thực hiện xã hội hóa sách giáo khoa (SGK), kết quả kiểm tra của Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội (gọi tắt Đoàn giám sát) chỉ ra nhiều bất cập như giá sách quá cao, tiền chiết khấu lớn, nội dung nhiều sạn… và nêu vấn đề cấp thiết Bộ GD&ĐT tiếp tục biên soạn thêm một bộ sách. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT nói điều này không cần thiết.
TP - Nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) hay sách chỉ sử dụng được một lần gây lãng phí rất lớn được các chuyên gia góp ý tại hội nghị triển khai chương trình, SGK phổ thông mới do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Văn hóa, giáo dục tổ chức hôm qua (2/8).
TPO - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan rà soát, đánh giá toàn diện về cơ cấu, thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới.
TPO - Ngày 21/7, tại tỉnh Nghệ An, Bộ GD – ĐT, tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2022 - 2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên.
Năm học mới sắp bắt đầu, đây là thời điểm các bậc phụ huynh học sinh đang chuẩn bị cho các con đến trường. Các Nhà xuất bản đang nỗ lực hoàn thiện những bước cuối cùng trong công tác phát hành để đưa sách giáo khoa ra thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho năm học mới của học sinh trên cả nước.
TPO - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến sơ bộ dự thảo Nghị quyết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030, và lần này đã đủ điều kiện xem xét, thông qua, để có thời gian triển khai.
TPO - Sáng ngày 28/6, hơn một triệu thí sinh trên cả nước chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT với môn thi Ngữ văn, trong thời gian làm bài 120 phút.
TPO - Chính phủ thống nhất định giá tối đa (giá trần) với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa và sách giáo khoa, không đưa mặt hàng sữa dành cho người cao tuổi và thịt lợn vào danh mục hàng bình ổn giá.
TPO - Gây tranh cãi trong cộng đồng phụ huynh khi công bố giá sách giáo khoa (SGK) cho lớp 4, 8 và 11 tăng gấp 3 lần so với năm trước, phía nhà xuất bản (NXB) đã đưa ra lời giải thích.
TPO - Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có công văn trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý (đoàn Đà Nẵng) liên quan đến vấn đề lựa chọn sách giáo khoa, trách nhiệm của Bộ liên quan sai phạm của NXBGDVN... bà Thuý đã có văn bản trao đổi lại. Trong đó, bà Thuý cho rằng: những vấn đề đại biểu quốc hội chất vấn chưa được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giải đáp thoả đáng.
TPO - Đại biểu Quốc hội đề cập đến Công ty Phương Nam, một trong những công ty con của NXB Giáo dục Việt Nam, chỉ khoảng 2 năm, đã chi gần 100 tỷ đồng để phát triển thị trường và tập huấn.
Năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) được áp dụng với học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11 trên cả nước. Từ tháng 12/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) mới của các khối lớp 4, lớp 8 và 11.
TPO - Chiều 23/5, tại phiên thảo luận về Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho ý kiến một nội dung duy nhất về giá sách giáo khoa.
TPO - Trước một số ý kiến đặt vấn đề có nên tiếp tục thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK nữa hay không, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nói: “Người dân thường kêu, giáo dục hay thay đổi, năm nào cũng thay đổi thế, nay mà thay đổi nữa không biết uy tín của ngành giáo dục sẽ ra sao”, ông Sơn nói.
TPO - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, công tác giáo dục của TPHCM phải so sánh với Singapore, Tokyo, Bắc Kinh... để phấn đấu vươn lên.
TPO - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, nếu xét tiêu chuẩn ngành giáo dục, hiện TPHCM thiếu khoảng 5.000 phòng học. Còn chiếu theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố với 300 phòng học/một vạn dân thì thành phố thiếu khoảng 8.000 phòng học.
TPO - Liên quan đến kết luận nữ hiệu trưởng một trường mầm non ở Đắk Nông bị tố điều giáo viên đi tiếp khách, cơ quan chức năng đã có kết quả xác minh lại.
TPO - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, điểm quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới là chuyển từ truyền tải kiến thức sang phát triển năng lực. Bộ GD&ĐT cần làm rõ việc chuyển đổi phương thức thi, kiểm tra đánh giá năng lực theo quan điểm này, để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục theo đúng định hướng đề ra.
TP - Người dân đã phải chờ quá lâu để có được câu trả lời cuối cùng về những bất hợp lý trong giá sách giáo khoa (SGK) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN). Đồng thời cũng tìm được câu trả lời tại sao năm nào NXB này cũng luôn kêu lỗ nhưng thực chất lại đang lãi đến hàng trăm tỷ. Trong khi đó, vai trò của Bộ GD&ĐT trong câu chuyện này cũng cần được làm rõ.
TPO - Ngày 14/2, một ngày sau khi Nguyễn Đức Thái và một số cá nhân ở Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam bị cơ quan Công an khởi tố, bắt tạm giam, Bộ GD&ĐT thông tin liên quan.