TP - Năm ngoái có cuộc tranh cãi về đạo thơ. Khá gay gắt. Tôi cũng “tham chiến” bằng một bài trên báo Văn nghệ. Nói rằng đến như những thi hào Nobel văn chương cũng từng bị kết tội “đạo thơ”, với cái “án” mang theo suốt đời.
TP - Báo Tiền phong Chủ nhật số 62 (ra ngày 3/3/2019) đề cập đến việc ba bài thơ của nhà thơ Phạm Phương Thảo đăng trên báo Văn Nghệ gần đây có nghi án “đạo” của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu và Nguyễn Thành Tâm. Sau đó, dư luận văn chương đã có nhiều ý kiến trái chiều đề cập đến vấn đề “đạo hay không đạo”.
TP - Sau ngày Thơ Rằm tháng Giêng, các buổi cà phê văn chương nhiều lần xôn xao vì chùm thơ ba bài của tác giả Phạm Phương Thảo đăng trên báo Văn Nghệ có tới hai bài dính nghi án “đạo”. Vậy người trong cuộc nói gì?
TP - Quanh chuyện một bài thơ có ba phiên bản với ba “đấng sinh thành” khác nhau, lắm chuyện cười ra nước mắt. Sau khi một nhân vật nữ “đầu hàng”, “đấu trường” còn hai vị: Nguyễn Vĩnh và Thy Minh. Câu hỏi đặt ra bây giờ: “Khúc thiếu phụ” của Thy Minh sinh trước hay “Người đàn bà thơ” của Nguyễn Vĩnh sinh trước? Xác định được thời điểm sinh nở, sẽ xác định được ai là kẻ đạo thơ.
TPO - Sau hơn 1 tuần gây “sóng” khi không có tên trong đề cử do Hội đồng Thơ (Thuộc Hội nhà văn TPHCM) nhưng vẫn được BCH Hội nhà văn TPHCM đưa vào danh sách tặng thưởng năm 2017, sáng 16/1 nhà văn Trần Văn Tuấn- Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM đã cho biết cả 2 tác giả 2 tập thơ trên đã xin rút không tham gia nhận giải.
TPO - Khi vụ việc "Đạo" thơ của nhà thơ Lê Huy Mậu chưa được làm rõ thì nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Long lại tiếp tục bị dư luận cho rằng còn "Đạo" cả thơ của nhà thơ Thy Minh. Vụ việc xem ra ngày càng rối bởi tập thơ có các bài thơ bị "Đạo" lại nằm trong danh sách Tặng thưởng hội Nhà văn TPHCM năm 2017 đang gây ồn ào hiện nay.
TPO - Những lùm xùm ở Hội Nhà văn TPHCM chưa lắng thì vừa có thêm thông tin một bài thơ mà Hội vừa công bố trao tặng thưởng đang nhận nhiều dư luận khi bị cho rằng "trùng lắp ý tưởng" của một nhà thơ khác.
TP - Tháng trước, giữa ồn ào của vụ giải thưởng thơ vừa trao chục ngày đã tước, Nguyễn Phan Quế Mai đột ngột tuyên bố không kiện Ngô Xuân Phúc- người tố chị đạo thơ như đã hẹn nữa. Kể có muốn kiện cũng khó thắng nếu căn cứ vào lý lẽ chị đưa ra khi dọa kiện.
TP - Vùng đất ĐBSCL vốn được tiếng mộc mạc, thật thà, hào phóng nhưng gần đây cũng rộ lên nạn đạo văn, đạo thơ làm lem luốc hình ảnh thơ văn rất nhiều. Xin lược lại vài vụ “nổi tiếng”.
TP - LTS: Ồn ào quanh vụ đạo thơ với nhân vật chính Phan Huyền Thư đang lắng dần. Lúc này, cần một cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về mặt chuyên môn cũng như cách ứng xử của những người liên quan. TPCN xin giới thiệu bài viết của nhà thơ, nhà phê bình Inrasara – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam. Bài viết mang quan điểm riêng của tác giả.
TP - Chiều qua 23/10, Hội Nhà văn Hà Nội đã gửi thông cáo chính thức về việc thu hồi giải thưởng thơ 2015 của Phan Huyền Thư, khẳng định: “Đây là bài học cho Hội Nhà văn Hà Nội rút kinh nghiệm sâu sắc để những kỳ giải thưởng sau cẩn trọng hơn, chính xác hơn”.
TP - Hai nhà văn Trần Đức Tiến và Nguyễn Sĩ Đại tỏ chính kiến trước việc Phan Huyền Thư lại xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, thừa nhận mình viết Bạch lô sau Buổi sáng chứ không nhận đạo thơ.
Trong bức thư gửi báo chí để xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, Phan Huyền Thư đã thừa nhận bài “Bạch lộ” của mình có sau bài “Buổi sáng” của nhà thơ đàn chị. Theo Phan Huyền Thư, dù nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan có chấp nhận lời xin lỗi của chị hay không thì chị vẫn cần thiết phải làm việc đó cho lương tâm mình được thanh thản.
TP - Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ số 81 (tháng 7 và 8/2015) đăng một bài thơ gây tranh luận trong giới văn nghệ địa phương rằng có thể gọi là “đạo thơ” hay không, khi có những câu giống y nguyên thơ của người khác.
TP - Giải thưởng đã rút, một người đưa lời xin lỗi nhưng người kia không thỏa mãn vì nó không rạch ròi chính-tà, đó mới chỉ là một phần diễn biến cuộc chiến đạo thơ sốt xình xịch mấy ngày qua.
TPO - Khi quên thứ tác phẩm vừa viết là của người khác và được nhắc nhở thì người có lòng tự trọng sẽ biết lựa chọn một phương án tương thích để biểu hiện sự cầu thị. Nhưng, không hẳn cứ cầm bút là có lòng tự trọng.
TPO - Chiều 20/10, Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã họp khẩn cấp, quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015 đối với tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan mong muốn được nghe lời xin lỗi từ Phan Huyền Thư - tác giả bị nghi ngờ đạo thơ của chị. Tác giả bài thơ 'Buổi sáng' còn cho biết, đã nhiều lần bị các tác giả "cầm nhầm" tác phẩm thơ của mình. Thậm chí, còn bê nguyên một bài thơ đăng trên nhật báo.