Thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư: Danh vọng vay mượn

Hội nhà văn Hà Nội đã quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015 đối với tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư.
Hội nhà văn Hà Nội đã quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015 đối với tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư.
TPO - Khi quên thứ tác phẩm vừa viết là của người khác và được nhắc nhở thì người có lòng tự trọng sẽ biết lựa chọn một phương án tương thích để biểu hiện sự cầu thị. Nhưng, không hẳn cứ cầm bút là có lòng tự trọng.

1.  “Tôi coi Thường Đoan như cô em gái, cô ấy rất hay ghé quán tôi ngồi chơi. Sáng ngày 27/6/2000, Thường Đoan ngồi một mình. Khoảng hơn 10 giờ, tôi ra quán. Do đêm nào cũng thức khuya nên hôm sau thường là tầm giờ đó tôi mới ra quán. Thường Đoan cho xem bài thơ mới, cảm xúc rất tốt, lại viết ngay tại quán mình nên tôi cũng thích, phổ nhạc ngay. Tôi đổi tên bài thơ Buổi sáng của Thường Đoan thành Catinat cà phê sáng, đây là lời kể của nhạc sĩ Phú Quang liên quan đến bài thơ Buổi sáng của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan.

“Ban đầu, với vụ Phan Huyền Thư, tôi cũng muốn im lặng. Nhưng khi tôi đọc được câu của Phan Huyền Thư viết trên trang cá nhân của cô ấy, tôi cảm thấy danh dự bị xúc phạm nên bắt buộc phải lên tiếng”, nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan giải thích lý do chị đăng đàn.

Tiếp đến, nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cho biết: “Phan Huyền Thư đã trực tiếp gọi điện thoại cho tôi. Cô ấy hỏi tôi nhận xét gì về vụ việc này, tôi trả lời thật lòng là tôi không biết nhận xét gì, vì tôi không phải là người phát hiện ra chuyện hai bài thơ giống nhau. Sau đó, cô ấy bày tỏ mong muốn tôi im lặng một thời gian vì cô ấy vừa trải qua chuyện lùm xùm với bài thơ của ông Du Tử Lê và cần để yên tĩnh trở lại. Phan Huyền Thư khóc, nói chưa từng đọc bài thơ Buổi sáng của tôi nhưng có nghe bài hát Catinat Cà phê sáng của nhạc sĩ Phú Quang. Cô ấy còn hẹn ngày 19/10 sẽ bay vào Sài Gòn để gặp gỡ tôi trực tiếp”.

Tất nhiên, Phan Huyền Thư đã không bay vào Sài Gòn để gặp nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan. Thay vào đó, Thư đóng Facebook.

Sáng 20/10, Phan Huyền Thư khẳng định trên báo chí: “Vào năm 1996, phiên bản đầu tiên của bài thơ Bạch lộ được tôi đặt tên là Độc ẩm trước bình minh. Năm 1997, tôi đã đổi tên thành Độc ẩm cuối thu để gửi bài thơ qua Mỹ cho bạn bè văn nghệ đăng. Khi đó mạng Internet chưa thật sự phổ biến như bây giờ. Tôi phải mang bài thơ ra hàng vi tính thuê người đánh máy văn bản. Bản thảo được gửi cho bạn tôi bằng đường bưu điện. Sau này, khi tôi có máy tính cá nhân thì mới lưu các bản thảo của mình lại. Về sau bài thơ tiếp tục được đổi tên lại thành Bạch lộ. Mỗi lần lên đời máy vi tính tôi lại giữ các bản thảo sáng tác trong ổ cứng. Vì thế khi anh Phạm Xuân Nguyên yêu cầu tôi gửi bản thảo bài thơ, tôi đã gửi ngay cho anh ấy”.

Và Phan Huyền Thư còn tỏ ra cao thượng hơn khi thủ thỉ: “Tôi chỉ muốn lùi bước trong chuyện này, tôi không muốn nói thêm điều gì nữa”.

Nhưng những người có trách nhiệm của Hội nhà văn Hà Nội không nghĩ như Phan Huyền Thư. Chiều 20/10, Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã họp khẩn cấp, quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015 đối với tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư.

Việc thu hồi giải thưởng, được biết không phải do tác giả xin rút, mà là trên cơ sở một số bài thơ của Phan Huyền Thư trong tập “Sẹo độc lập bị “nghi đạo thơ”, và được Hội xác minh, rằng Phan Huyền Thư  từng có nhiều thơ in ở nước ngoài từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước nhưng không bài nào có nội dung như bài Bạch lộ.

2. Thật ra, nhà thơ thường đãng trí và giới cầm bút lại hay miên man chuyện thế sự mà quên đi tác phẩm của mình. Có những nghệ sĩ viết xong quên ngay thứ mình đã viết cho đến lúc bị phát hiện ra “thứ vừa viết ấy là của người khác”.

Thông thường, khi quên thứ tác phẩm vừa viết là của người khác và được nhắc nhở thì người có lòng tự trọng sẽ biết lựa chọn một phương án tương thích để biểu hiện sự cầu thị. Nhưng, không hẳn cứ cầm bút là có lòng tự trọng.

Còn nhớ, năm 2007, nhà phê bình Nguyễn Hòa có nói một câu trứ danh về Phan Huyền Thư: “Phan Huyền Thư đã mập mờ đánh lận hai khái niệm "sưu tầm" và "đạo văn" để ngụy biện cho hành động sai trái của mình”.

Nhà phê bình Nguyễn Hòa đưa ra nhận xét này trong ngữ cảnh Phan Huyền Thư bị phát hiện đạo văn trong lời đề tựa được in trang trọng dựng ngay Văn Miếu nhân ngày Thơ Việt Nam. Trong lần khoan thai hạ bút này, Phan Huyền Thư dầy công viết về hai nhân vật khét tiếng của văn chương Việt Nam là nhà văn Thanh Tâm Tuyền và nhà thơ Ngô Kha. Đáng tiếc, khi tấm poster vừa phấp phới bay thì người ta phát hiện chị thuổng chữ của hai tác giả Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc.

Vạn sự đều an nhiên hóa bùn, ngay cả danh vọng vay mượn!

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.