Chủ động đề xuất thượng đỉnh với Trung Quốc, Mỹ muốn thể hiện điều gì?

0:00 / 0:00
0:00
Ông Tập Cận Bình (phải) và ông Joe Biden trong một cuộc gặp năm 2013. (Ảnh: Reuters)
Ông Tập Cận Bình (phải) và ông Joe Biden trong một cuộc gặp năm 2013. (Ảnh: Reuters)
TPO - Các đồng minh châu Âu “rất lo lắng” quan hệ Mỹ - Trung nếu không được quản lý đúng đắn có thể kéo các bên vào một cuộc xung đột.

Các quan chức Nhà Trắng đang tích cực xúc tiến một cuộc gặp trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì muốn thể hiện cho thế giới thấy rằng Washington có thể quản lý một cách có trách nhiệm quan hệ giữa hai siêu cường, theo Reuters.

Những diễn biến ngoại giao căng thẳng với Trung Quốc trong thời kỳ chính quyền ông Biden mới nhậm chức gây lo ngại cho các đồng minh, và giới chức Mỹ tin rằng việc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ đẩy quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào xung đột.

Dù có nhiều hy vọng vào cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, Bắc Kinh và Washington đang mâu thuẫn trong hàng loạt vấn đề, từ nguồn gốc đại dịch COVID-19 đến kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn thực hiện những biện pháp hạn chế vì COVID-19 và ông Tập không muốn công du trong thời điểm này, hai nguồn tin nắm được tình hình cho biết Washington tính thực hiện một cuộc gọi truyền hình giữa ông Biden và ông Tập vào tháng 11, dù hai bên vẫn tiếp tục bàn về kế hoạch.

Nguồn tin cho biết lịch trình sẽ chỉ được quyết định sau khi tham vấn các đồng minh, bao gồm cả trong dịp thượng đỉnh G20 tại Rome (Ý) vào tuần tới và hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh).

Ông Biden sẽ dự cả hai hội nghị này. Ông Tập chưa rời khỏi Trung Quốc kể từ khi đại dịch xảy ra, và cũng không dự các sự kiện sắp tới.

Dù có nhiều hy vọng vào cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, Bắc Kinh và Washington đang mâu thuẫn trong hàng loạt vấn đề, từ nguồn gốc đại dịch COVID-19 đến kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Các trợ lý của ông Biden đặt ra ít kỳ vọng về kết quả cụ thể của cuộc gặp và từ chối cho biết nội dung chương trình nghị sự.

“Chúng tôi vẫn đang chuẩn bị các chi tiết cho cuộc gặp trực tuyến song phương và không có gì để nói vào thời điểm này”, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói với Reuters.

Một nguồn tin nắm được kế hoạch nói rằng bản thân sự kiện đã là một kết quả lớn, với hy vọng mang lại ổn định cho quan hệ mà Washington gọi là cạnh tranh chiến lược dài hạn.

Trước đó, trong tháng này, hai bên đồng ý tại Thuỵ Sĩ về việc tổ chức hội nghị trực tuyến vào cuối năm, với trao đổi trực tiếp ở cấp lãnh đạo. Hội nghị được kỳ vọng sẽ đưa quan hệ song phương Mỹ - Trung đi theo “hướng xây dựng” hơn, một quan chức ngoại giao cấp cao của chính quyền Mỹ nói vào thời điểm đó.

“Chúng tôi nghĩ điều đặc biệt quan trọng là các lãnh đạo phải đóng một vai trò trong quản lý quan hệ này”, quan chức Mỹ nói.

Susan Thornton, cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách châu Á và hiện công tác tại Viện Brookings, nói rằng cuộc gặp sắp tới có thể giúp khắc phục khoảng trống về liên lạc trao đổi và thiết lập mức sàn cho quan hệ song phương đang lao dốc”.

Trong cuộc chiến thương mại dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, các quan chức Trung Quốc nói rằng giới chức Mỹ mới là bên tìm kiếm đối thoại. Giờ đây, các quan chức của chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cố gắng thể hiện rằng Mỹ là một cường quốc có trách nhiệm.

“Đó không thực sự là một kết quả, nhưng sẽ ngăn chặn mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”, bà Susan Thornton nói.

Trong cuộc chiến thương mại dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, các quan chức Trung Quốc nói rằng giới chức Mỹ mới là bên tìm kiếm đối thoại. Giờ đây, các quan chức của chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cố gắng thể hiện rằng Mỹ là một cường quốc có trách nhiệm.

Ông Biden đang sử dụng chiến lược huy động các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á để tăng quyền mặc cả với Bắc Kinh.

David O'Sullivan, cựu đại sứ Liên minh châu Âu tại Washington, nói với Reuters rằng các đồng minh châu Âu “rất lo lắng” rằng quan hệ Mỹ - Trung không được quản lý đúng đắn có thể kéo các bên vào một cuộc xung đột.

“Đó là thông điệp mà mọi người đang gửi tới chính quyền Joe Biden. Tôi nghĩ họ hiểu điều đó, và tôi nghĩ đó có thể là một trong những lý do họ (Mỹ) chủ động đề xuất (với Trung Quốc)”, ông O’Sullivan nói.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Đề xuất hơn 42 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai ở Hòa Bình
Đề xuất hơn 42 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai ở Hòa Bình
TPO - Trong tháng 4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra nhiều đợt mưa giông, lốc, mưa đá kèm gió giật mạnh gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng, đặc biệt những nơi xảy ra thiên tai là địa phương nghèo. Do đó, tỉnh Hòa Bình đã đề xuất Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống thiên tai và các Bộ ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ hơn 42 tỷ đồng.