Trung Quốc điều máy bay ném bom tập trận ở Biển Đông

0:00 / 0:00
0:00
Tiêm kích ném bom JH-7 của không quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận Ảnh: Xinhua
Tiêm kích ném bom JH-7 của không quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận Ảnh: Xinhua
TP - Đài truyền hình Trung Quốc vừa đăng clip nói về đợt diễn tập bắn đạn thật của các máy bay của nước này trên Biển Đông. Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán là mong muốn Biển Đông trở thành khu vực hòa bình, ổn định.

Ngày 19/10, CGTN (kênh tiếng nước ngoài của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc) đăng clip dài 60 giây đề cập cuộc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông của không quân Chiến khu Nam bộ, trong đó nói rằng mục tiêu của đợt tập trận là kiểm tra khả năng của các phi công khi thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Tại cuộc họp báo chiều 21/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam nhất quán chủ trương mong muốn Biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Theo CGTN, trong cuộc diễn tập, các máy bay ném bom Trung Quốc mang theo nhiều loại vũ khí và bay với tốc độ cao. Để tránh hệ thống radar và phòng không dưới mặt đất, nhóm máy bay bay ở tầm cực thấp để che giấu hành động xâm nhập vùng biển. Khi đến vùng biển đã định, các máy bay vụt lên độ cao lý tưởng để thả bom xuống mục tiêu. Sau khi hoàn thành đợt tấn công đầu tiên, các máy bay trở về căn cứ, rồi lại cất cánh sau khi tái nạp nhiên liệu. Bản tin của CGTN không nêu vị trí và thời gian cụ thể diễn ra cuộc tập trận.

Ngày 19/10, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông để cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt với cá nhân và tổ chức tham gia vào nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách của nước này trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam, bà Hằng khẳng định: “Lập trường nhất quán là các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển”. Sau khi dự luật được Ủy ban thông qua, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ra tuyên bố trên trang web cá nhân: “Rủi ro đối với các lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ ở khu vực là thực tế. Mỹ cần thêm những công cụ để đối phó với Bắc Kinh khi họ tiếp tục nỗ lực kiểm soát trái phép lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Việc Ủy ban thông qua dự luật do tôi đề xuất là một bước đi quan trọng, và tôi thúc giục Thượng viện nhanh chóng thông qua luật này”.

“Dự luật của chúng tôi gửi đi một thông điệp mạnh mẽ của cả hai đảng rằng Mỹ sẽ bảo vệ tự do thương mại và tự do hàng hải, bảo vệ chủ quyền của các đồng minh và thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế”, Thượng nghị sĩ Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói về dự luật do ông đồng bảo trợ.

Hải quân Mỹ thông báo tàu ngầm hạt nhân Connecticut của nước này đã va chạm với một vật thể không xác định và bị hư hại khi đang hoạt động trên vùng biển quốc tế của Biển Đông hồi đầu tháng 10. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước sự việc này, bà Hằng nói: “Chúng tôi đã được biết về thông tin này. Việt Nam cho rằng mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982 và các quy định, thông lệ liên quan khác, đóng góp một cách tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn ở Biển Đông”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.