Hãng Reuters ngày 21/3 dẫn thông báo chính của Bộ Quốc phòng Canada cho biết, cuộc tập trận kéo dài từ ngày 20 đến 30/3.
“Chúng tôi xác định rất rõ tầm quan trọng của việc duy trì các lực lượng vũ trang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở phía Bắc Canada. Canada luôn theo dõi và đối phó với bất kỳ sự xâm lược hoặc hoạt động đe dọa chủ quyền của chúng tôi”, Thứ trưởng Quốc phòng Canada Julian Fantino nói.
Tham gia vào cuộc diễn tập mang mật danh “NOREX 2015” có khoảng 200 binh sĩ. Theo kịch bản, lượng vũ trang Canada phải xác định tính tương tác cũng như sự chuyển động của các đơn vị quân đội đối phương tại khu vực Bắc Cực, bao gồm cả sự di chuyển của xe cơ giới và một cuộc tấn công mô phỏng.
Trước đó, Ngoại trưởng Canada John Baird trong một cuộc phỏng vấn bóng gió rằng Canada đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu vũ trang với Nga ở Bắc Cực có thể xảy ra.
Trước đó, ngày 15/12/2014, Đan Mạch đã đệ đơn lên Liên Hợp quốc đăng ký chủ quyền với một phần vùng Bắc Cực, và là quốc gia đầu tiên tuyên bố chủ quyền Bắc Cực, trước cả Nga và Canada. Tuy vậy, “miếng bánh Bắc Cực” không hề dễ chia khi cả Mỹ, Nga, Canada và Na Uy đều coi
Bắc Cực được nhiều nước "để ý" bởi vùng đất này chứa khoảng 13% dầu chưa phát hiện của thế giới và 30% lượng khí đốt chưa được khai thác.
Ngoài vai trò kinh tế, Bắc Cực còn nắm giữ vị trí địa chiến lược quan trọng. Vùng đất này là con đường ngắn nhất nối Bắc Mỹ với lục địa Âu-Á, đồng thời, Bắc Cực cũng là chặng bay ngắn nhất cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và máy bay ném bom chiến lược.
Hiện các tàu ngầm tên lửa của Nga mang vũ khí hạt nhân đang thường xuyên thực hiện tuần tra vùng biển Bắc Băng Dương. Khu vực Bắc Băng Dương cũng đã có sự hiện diện của tàu ngầm Mỹ mang tên lửa hành trình.