Cần đổi mới quan niệm - triết lý - chương trình giáo dục phổ thông

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Sau nhiều ý kiến đề cập đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, bạn đọc Nguyễn Sơn cho rằng, cần đổi mới quan niệm - triết lý - chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dưới đây.

Quan điểm của bạn về vấn đề này, xin gửi ý kiến về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn

Tôi mong muốn đổi mới theo hướng:

I/ Quan niệm về Giáo dục:

Giáo dục & Đào tạo là 1 dịch vụ xã hội, cần có sự tham gia của cá nhân, cộng đồng và chịu sự quản lý của nhà nước

II/ Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông:

1.Đối với giáo dục phổ thông (GDPT) :

- Giáo dục tri thức phổ thông và kỹ năng sống phù hợp với thời đại

- Cho mọi trẻ em

- Bắt buộc hết THCS

- Miễn phí

- Không quảng cáo, tuyên truyền thành tích thái quá như hiện nay.

- Tự đánh giá cuối cấp học.

- Nhà nước kiểm định chất lượng cơ sở GD ( 2-3 năm/ lần)

2. Chương trình GDPT:

- Chương trình bắt buộc: 04 tiết /ngày x 05 ngày/tuần = 20 tiết cho mỗi tuần học (ở bậc trung học có thể là: 04 tiết Văn - Tiếng Việt + 04 Toán + 03 ngoại ngữ + 03 khoa học + 4 GD kỹ năng sống (mang nội hàm giáo dục công dân, giáo dục Giá trị, Lịch sử, kỹ thuật công nghệ, tự phục vụ, tự khẳng định bản thân…) +2 thể chất.)

- Chương trình tự chọn: 03 tiết /ngày x 05 ngày /tuần = 15 tiết/ tuần ( nên áp dụng cho cơ sở GD dạy 2 buổi / ngày) .

Nội dung dạy tự học, chuyên đề - thảo luận/báo cáo của HS. Tin học, ngoại ngữ 2, nghệ thuật, bổ xung củng cố nâng cao kiến thức kỹ năng cho chương trình bắt buộc ( buổi 1).

Điều này rất quan trọng vì chương trình – sách giáo khoa hiện hành ở THCS, THPT vẫn để giáo viên làm theo định mức 48 giờ/tuần, điều này trái với luật lao động.

3. Nội dung

- Nên có nhiều bộ Sách giáo khoa ( Đã qua thẩm định của cơ quan có thẩm quyền)

- Giao cho cơ sở GD có quyền lựa chọn SGK làm tài liệu Dạy- Học chính thức.

4. Tổ chức quản lý

(Không nên để kiểu: Giáo dục = chuyên môn; Tiền = Tài chính; Người = NV như hiện nay)

- Phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục ( NĐ 115)

- Cơ sở giáo dục tự chủ, tự chịu trách nhiệm ( NĐ 43/2006 CP)

- Đổi mới cơ chế xét cấp tài chính cho cơ sở giáo dục theo hướng:

+ Không cấp bình quân, cào bằng; Có phân biệt & ưu tiên vùng miền, đủ chi cho con người ( Khoảng 75% và các hoạt động chuyên môn, mua sắm thiết bị đồ dùng, quản trị bình thường khoảng 25%).Phải được thể chế hóa để loại trừ cơ chế “ xin – cho”.

+ Có quỹ phúc lợi, Khen thưởng lễ tết .

- Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu.

- Đồ dùng thiết bị do cơ sở giáo dục tự sắm từ nguồn ngân sách &XHH.

- Thi chọn cán bộ quản lý trước khi cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Nguyễn Sơn

MỚI - NÓNG