Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc

Dù mới thành lập năm 2002, đội đặc nhiệm Báo Tuyết đã nổi lên như một tên tuổi hàng đầu trong số các đơn vị đặc nhiệm của Trung Quốc.
Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 1

Theo Baidu, đội đặc nhiệm Báo tuyết hoặc theo cách gọi của Trung Quốc là Tổng đội đột kích Báo Tuyết là một đơn vị của Quân khu Bắc Kinh được thành lập vào ngày 13/12/2002 và được đặt tên chính thức vào ngày 24/6/2007. Trong ảnh là phù hiệu của đơn vị này.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 2

Mặc dù lịch sử của đơn vị này không phải là dài nhưng nó là một trong những đội đặc nhiệm chống khủng bố mang tầm cỡ quốc gia. Đơn vị này không những đã bảo đảm an ninh chống khủng bố cho các sự kiện lớn mà còn tham gia bảo vệ các đại sứ quán Trung Quốc ở Iraq và Afghanistan.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 3

Mỗi ngày, trong doanh trại của đội đặc nhiệm Báo Tuyết, tiếng súng vang lên từ rất sớm báo hiệu một ngày rèn luyện mới bắt đầu. Người lính sẽ tập chạy vượt rào 800m trên độ cao 5m. Bài tập không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt nhưng người tập phải có can đảm phi thường.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 4

Sau đó, chiến sĩ của đơn vị này tập đến cách leo trèo bằng dây thừng. Những người lính lực lượng đặc biệt thường nói: “Mỗi ngày đều phải luôn luôn tốt hơn ngày hôm qua”. Là thành viên đội đặc nhiệm Báo Tuyết, mỗi ngày đều phải chăm chỉ nếu không sẽ bị đào thải.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 5

Theo trang mạng chính thức của quân đội Trung Quốc, việc tuyển chọn và đào tạo của đội đặc nhiệm Báo Tuyết rất khắc nghiệt trong 11 tháng và chỉ có một số ít có thể trở thành một thành viên thực sự của đội sau quá trình sàng lọc. Trong ảnh là một binh sỹ đang leo qua những sợi dây bằng tay để tiếp cận một tòa nhà.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 6

Các chiến binh của đội đặc nhiệm Báo Tuyết trong một bài tập thể lực cơ bản.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 7

Hai lính đặc nhiệm đang sử dụng một thanh sắt để tập phá vỡ một cánh cửa bằng sắt dày đã bị kẹt. Thường họ chỉ mất từ 4 đến 5 giây để bật được nó ra.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 8

Luyện tập tiếp cận mục tiêu từ trên cao xuống bằng dây thừng.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 9

Các lính đặc nhiệm đang tập leo dây ngược với áp lực máu dồn lên khuôn mặt. Động tác này thường được áp dụng khi tìm kiếm đối phương ẩn nấp trong cửa sổ. Việc leo dây ngược sẽ giúp lính đặc nhiệm nhìn thấy đối phương sớm hơn so với leo dây xuôi chiều.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 10

Mỗi lính đặc nhiệm thường mang theo 2 súng trong quá trình huấn luyện. Trong đó một khẩu là súng trường tấn công Type 95-1. Quần áo của đặc nhiệm Báo tuyết theo phong cách phương Tây và có khả năng chống cháy, chống thấm, có kính hồng ngoại để nhìn đêm.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 11

Kỹ thuật chiến đấu của lính đặc nhiệm là sự kết hợp tinh hoa các lực lượng đặc biệt Israel, Brazil, Nga và các kỹ thuật chiến đấu hiệu quả khác của quân đội. Động tác có thể không đẹp nhưng hiệu quả, tốc độ nhanh chóng làm cho đối phương mất khả năng chống cự.

Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 12 Các chiến binh Báo Tuyết trong một bài tập mô phỏng chiến đấu trong nhà.
Cận cảnh đặc nhiệm Báo Tuyết của Trung Quốc ảnh 13 Trong bóng tối của ngôi nhà mô phỏng, các chiến binh đã tìm kiếm và đã nhanh chóng phá cửa, đột nhập vào phòng của nhóm “khủng bố” và tiêu diệt chúng.
Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?