Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tận dụng thời gian 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội các tỉnh, thành phía Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Dương đang tập trung toàn lực đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, sàng lọc để tách F0 ra khỏi cộng đồng và tổ chức “3 tại chỗ" đối với doanh nghiệp.

Thống kê cho thấy hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp ở Bình Dương hoạt động trong điều kiện vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch tại chỗ. Hiện có khoảng 500.000 người lao động làm việc trong điều kiện tạm xa nhà.

Để cắt đứt nguồn lây trong các doanh nghiệp, Bình Dương thực hiện 2 phương án, gồm: “3 tại chỗ” (ăn, ở, sản xuất tại nhà máy); “1 cung đường, 2 địa điểm” đối với công nhân có xe đưa rước từ nơi ở đến nhà máy. Nếu không thực hiện một trong hai phương án trên thì yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 1

Tại nơi làm việc bố trí màn hình theo dõi dữ liệu camera truyền về để người lao động nắm thông tin

Việc địa phương áp dụng biện pháp trên vừa bảo đảm an toàn cho người lao động, DN, bảo đảm chuỗi sản xuất không gián đoạn. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn, các DN đồng tình ủng hộ, khắc phục mọi khó khăn, chung tay thực hiện “mục tiêu kép”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao cho biết, dịch bệnh ở địa phương đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới ghi nhận liên tục trong những ngày qua, điều này cho thấy F0 chưa hoàn toàn tách ra khỏi cộng đồng. Để ngăn chặn dịch lan rộng, từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7, Bình Dương đã lần lượt áp dụng giãn cách xã hội 7 huyện, thị xã, thành phố. Và đến 0h ngày 19/7 bắt đầu cách ly toàn xã hội với quyết tâm dập dịch đạt hiệu quả nhất.

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 2

Công nhân làm việc tuân thủ quy tắc 5k

“Trong khi thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, tỉnh Bình Dương cũng đã triển khai việc đảm bảo an toàn sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo duy trì mục tiêu kép. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện “3 tại chỗ”. Mô hình “3 tại chỗ” đang tổ chức tại các doanh nghiệp được xem là giải pháp chống đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa”, lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương nói.

Áp dụng mô hình “3 tại chỗ”, doanh nghiệp tăng năng suất

Đại diện Nhà máy Kolon Việt Nam (Cụm công nghiệp Uyên Hưng) cho biết, hiện có hơn 800 công nhân làm việc theo mô hình “3 tại chỗ”. Hoạt động sản xuất bình thường, người lao động chấp hành tốt theo quy định phòng, chống dịch.

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 3

Hoạt động sản xuất tại công ty diễn ra bình thường

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó trưởng phòng Nhân sự Công ty Ens Foam (Bình Dương) chia sẻ: “Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao khi công nhân di chuyển nhiều, công ty đã vận động mọi người ăn ở, sản xuất tại chỗ. Chúng tôi bố trí nơi ở hợp lý với đầy đủ tiện nghi cần thiết. Mọi người xem nhau như người trong nhà, cùng vượt khó, không phân biệt chức vụ”.

Trong khi đó, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Hưng Hải Thịnh (Bình Dương), cho biết toàn bộ công nhân ở lại công ty làm việc. Công nhân được lo 4 bữa ăn miễn phí mỗi ngày, phụ cấp 150.000 đồng/người; được bố trí lều ngủ, phòng có máy điều hòa, chỗ ăn ngủ vệ sinh tiện ích. Sau 1 tuần ở tại công ty, người lao động rất phấn khởi, năng suất làm việc tăng khoảng 10%, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất của nhà máy.

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 4

Người lao động đeo khẩu trang suốt quá trình làm việc và giữ khoảng cách an toàn

Còn tại Công ty Earth Corporation Việt Nam, bà Phan Thị Phương Linh – Giám đốc Nhân sự công ty cho biết, đã thưởng 5,5 triệu đồng cho mỗi công nhân ở lại công ty tránh dịch làm việc. Ngoài ra, các chế độ lương, thưởng, tăng ca đều được trả đầy đủ. Mỗi công nhân được ăn uống ngày 4 bữa, riêng ngày cuối tuần toàn bộ người lao động nấu ăn, nghỉ ngơi vui chơi, giải trí.

“Toàn bộ 200 công nhân ở lại làm việc nên năng suất tăng cao hơn so với bình thường. Các đơn hàng đều đáp ứng đầy đủ không xảy ra tình trạng phải chạy đua sản xuất cho kịp như trước”, bà Linh nói.

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 5

Các doanh nghiệp hoạt động đều bố trí tổ phòng, chống dịch tại chỗ để kiểm tra, xử lý nhanh các tình huống

“Hoạt động tại nhà máy bình thường. Mọi người cố gắng làm việc vừa duy trì chuỗi sản xuất theo đơn hàng vừa đảm bảo đời sống. Mặt khác, khi ở lại nhà máy làm việc sẽ tránh bị lây dịch trong quá trình di chuyển”, chị Phương Lan làm việc tại Công ty Bánh Orion chia sẻ.

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 6
Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 7

Doanh nghiệp hoạt động 3 tại chỗ vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo đời sống người lao động

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 8

Suốt quá trình làm việc, doanh nghiệp đề nghị người lao động chỉ trao đổi công việc khi cần thiết

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 9

Người lao động nấu ăn tại chỗ sau khi tan ca

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 10

Người lao động bố trí ăn giữ khoảng cách bất kể đang sinh hoạt chung tại công ty

Cận cảnh công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ ở Bình Dương ảnh 11

Doanh nghiệp bố trí nơi nghỉ ngơi cho người lao động

Chỉ tính trong đợt dịch lần thứ tư này, Bình Dương có 4.689 ca mắc COVID-19, trong đó có 12 ca tử vong và hơn 100 trường hợp diễn biến nặng.​ Bình Dương hiện có 11 khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện, có khoảng 55.000 người lao động ở Bình Dương phải tạm nghỉ để phòng, chống dịch. Địa phương đã triển khai thực hiện việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

MỚI - NÓNG